2 vấn đề cần tập trung trong đổi mới sinh hoạt chuyên môn

GD&TĐ - Trong hướng dẫn nội dung trọng tâm trong học kỳ 2 năm học 2016-2017 (số 426/SGDĐT-GDTH), Sở GD&ĐT Sóc Trăng yêu cầu các đơn vị thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo hướng tiếp cận với những nội dung gần gũi, thiết thực, cần thiết với giáo viên.

2 vấn đề cần tập trung trong đổi mới sinh hoạt chuyên môn

Nội dung SHCM trong học kì 2 cần tập trung vào 2 vấn đề cơ bản là: Ra đề kiểm tra định kì các môn học và đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT.

SHCM theo định hướng tiếp cận với việc nghiên cứu bài học, các bài học được nghiên cứu là những bài học của tuần lễ tiếp theo, chưa được học nhằm phát triển các ý tưởng dạy học mới, ý tưởng dạy học sáng tạo của giáo viên góp phần thiết thực vào việc thực hiện đánh giá thường xuyên học sinh trong từng tiết học. Nghiên cứu bài học tốt sẽ giúp cho giáo viên tự tin, phấn khởi, dạy học đạt hiệu quả.

Các trường tiểu học cần tổ chức tốt các chuyên đề dạy học (theo môn học phân môn, loại bài....) đi sâu vào việc giải quyết các khó khăn của học sinh về kĩ năng “Đọc, viết, nói, tỉnh toán” đi đôi với tự đánh giá của giáo viên về việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh nhằm chủ động khắc phục hiện tượng học sinh không đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong từng bài học, cụ thể:

HS viết chính tả quá chậm là do giáo viên không tôn trọng quy luật thời gian, HS tính toán không tốt là do giáo vien trong dạy học tính toán không bám sát quy trình; HS không yêu thích Tập làm văn vì các em không có thói quen kể chuyện thông qua các bài Tập đọc lớp 2 3...

Nội dung SHCM của các tổ chuyên môn cần được hiệu trưởng chỉ đạo quản lý và góp ý thường xuyên để đảm bảo việc SHCM đạt được các yêu cầu cơ bản nêu trên và góp phần thiết thực vào việc cải thiện chất lượng học tập sáng tạo của học sinh.

Nghị quyết chuyên môn của các tổ chuyên môn phải được quản lý, lưu giữ dài hạn tại các trường học, đáp ứng cho yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm tại các trường tiểu học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ