2 chiến thuật hỗ trợ học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập

GD&TĐ - ThS Đinh Nguyễn Trang Thu (Trường ĐHSP Hà Nội) cho rằng: Để giúp học sinh khuyết tật trí tuệ (KTTT) khắc phục được hạn chế và phát huy khả năng của mình khi tham gia vào quá trình học tập, giáo viên dạy hòa nhập cần nắm vững 2 chiến thuật hỗ trợ học tập cho đối tượng này.

2 chiến thuật hỗ trợ học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập

Chiến thuật hỗ trợ chung

Trong chiến thuật này, ThS Đinh Nguyễn Trang Thu đề cập tới nhiệm vụ học tập trên lớp và học, làm bài tập về nhà.

Với học trên lớp, hoạt động đầu tiên giáo viên cần lưu ý là giới thiệu nhiệm vụ học tập. Đây là cách thức giáo viên chia nhỏ các nhiệm vụ học tập thành các bước, hoặc thành các thành phần để giới thiệu cho học sinh.

Việc chia nhỏ các nhiệm vụ phải đảm bảo học sinh KTTT khi hoàn thành vẫn phải theo hệ thống các nhiệm vụ học tập chung hoặc tuân theo các chỉ dẫn nhiều bước.

Để thực hiện điều này, giáo viên cần giúp học sinh thực hiện theo tiến trình: Hiểu cấu trúc nhiệm vụ, khả năng thực hiện, phân chia thành những nhiệm vụ nhỏ học sinh có thể thực hiện dduowwjc.

Trong quá trình đó, giáo viên có thể sử dụng cả bằng ngôn ngữ và hình ảnh trực quan hỗ trợ.

Tương tác của giáo viên cũng được chú ý. Việc này có thể là cách sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh gần giáo viên hoặc ở vị trí thuận tiện cho giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và học sinh.

Điều này rất cần thiết nhằm giúp học sinh duy trì sự chú ý cũng như tăng cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp. Đây cũng là cách để giáo viên có thể kiểm tra, kiểm soát được việc tiếp thu kiến thức ngay tại lớp của học sinh, từ đó có điều chỉnh kịp thời.

Hoạt động trên lớp còn có nội dung hướng dẫn học sinh làm việc với tài liệu. Mục đích của hoạt động này nhằm tăng khả năng tham gia của học sinh, cho học sinh làm quen với tài liệu, giảm tâm trạng thất bại hoặc lo lắng, cho phép thăm dò việc đưa ra các khái niệm trước khi giới thiệu với học sinh.

Cuối cùng là hoạt động phân công nhiệm vụ. Đây là việc giáo viên đưa ra các hướng dẫn có cấu trúc rõ ràng, như là danh sách các nhiệm vụ phải làm hoặc các thẻ công việc.

Đó chính là một phần của các hướng dẫn từng bước, hoặc một danh sách các tài liệu cần phải hoàn thành, cũng như lượng thời gian cần phân bổ để hoàn thành nhiệm vụ và những gợi ý, thông tin về việc làm như thế nào để tham gia vào các nhiệm vụ học tập.

Do vậy, giáo viên nên cho phép học sinh được sử dụng nhiều cách để ghi nhớ nội dung bài học. Như, cùng chia sẻ vở viết, bản ghi chép với các bạn, sử dụng máy vi tính và các thiết bị trợ giúp ghi nhớ.

Giáo viên cũng nên cung cấp các từ, cụm từ khóa để giúp học sinh tự điều vào các thông tin, hoặc cung cấp bản ghi âm, bản phô tô nội dung bài học và hướng dãn trước làm việc với tài liệu.

Hoạt động học và làm bài tập về nhà được ThS Đinh Nguyễn Trang Thu nhắc đến với 3 nội dung: Đánh dấu ghi nhớ; bài tập về nhà và vở dặn dò; học và làm bài kiểm tra.

Nội dung đánh dấu ghi nhớ rất cần thiết vì hầu hết học sinh KTTT đều yếu về kỹ năng vận động tinh, thiếu động cơ học tập nên các em thường gặp khó khăn khi đọc và viết cùng một lúc.

Khi giao bài tập về nhà, giáo viên sẽ kèm theo vở dặc dò, trong đó ghi rõ phân công những nhiệm vụ cần phải làm ở nhà để học sinh có thể phân chia thời gian phù hợp.

Việc phân công thực hiện làm bài tập về nhà sẽ phụ thuộc vào khả năng của học sinh, có thể bao gồm việc giảm tải bài tập, ví dụ, giảm số trang bài tập Toán hoặc làm bài với cỡ chữ to hơn.

Bên cạnh đó, hầu như trẻ KTTT đều có chức năng điều hành kém, nên thường gặp khó khăn trong học tập, làm bài kiểm tra.

Do vậy, giáo viên cần truyền thêm sự tự tin cho học sinh bằng dạy cách học đặc biệt, cũng như cung cấp cho các em các kỹ năng làm bài kiểm tra, được ghi thành sổ tay hướng dẫn các chiến lược làm bài kiểm tra.

Chiến lược hỗ trợ đặc biệt

Theo ThS Đinh Nguyễn Trang Thu, chiến lược hỗ trợ đặc biệt cho học sinh KTTT gồm 3 nội dung: Hỗ trợ đọc, hỗ trợ viết và hỗ trợ tính toán.

Trước khi đọc, cần giúp học sinh hiểu kiến thức nền tảng như chủ đề bài học, các thông tin được cung cấp xung quanh bài đọc.

Giáo viên nên tham khảo ý kiến từ phía các nhà trị liệu vận động để hiểu rõ hơn cách tiếp cận và sử dụng các công cụ hỗ trợ hóc inh cho đúng chức năng và trong thời gian lâu dài…

Các chiến lược bao gồm: Minh họa, giải thích nội dung có trong bài học thay vì chỉ đọc mỗi câu hỏi cuối bài; sử dụng sơ đồ/bản đồ tư duy hoặc sơ đồ có cấu trúc để phân tích, hiểu mối quan hệ giữa các kiến thức của bài đọc; giải thích thêm các câu tục ngữ, phép ẩn dụ, thuật ngữ… có liên qua đến nội dung đọc hiểu.

Sau khi yêu cầu học sinh đọc xong một phần của đoạn văn, giáo viên có thể tổ chức thảo luận để học sinh có cơ hội tìm hiểu về nội dung phần đoạn văn đó.

Hoặc giáo viên sử dụng sơ đồ cấu trúc mục tiêu để giúp học sinh hiểu được các chuỗi sự kiện, các sự kiện xảy ra với nhân vật trong truyện, hoặc các chi tiết chính của truyện.

Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng từ thay thế có liên quan đến từ khóa trong bài để giúp học sinh KTTT từng bước hiểu được nội dung bài đọc.

Sau khi đọc, học sinh KTTT thường gặp khó khăn trong việc đoán cảm xúc của người khác, do đó, giáo viên có thể sử dụng các thang đo mẫu cảm xúc để giúp các em dễ dàng đoán và mô tả được các trạng thái cảm xúc.

Qua việc hiểu được cảm xúc của nhân vật, giáo viên cũng có thể hỗ trợ học sinh hình dung ra kết thúc truyện và những kết luận có liên quan đến cảm xúc của nhân vật.

Về hỗ trợ viết, ThS Đinh Nguyễn Trang Thu lưu ý, giáo viên có thể sử dụng các công cụ để hỗ trợ học sinh trong việc cầm bút viết, như: Giấy có dòng kẻ đậm, keph bút, bút đánh dấu giảm lực ép, bút chì cơ…

Liên quan đến việc hỗ trợ tính toán, khi giao nhiệm vụ, giáo viên nên chia nhiệm vụ thành các phần nhỏ và yêu cầu học sinh phải hoàn thành trong khoảng thời gian được yêu cầu, không nên đưa ra một loạt các yêu cầu cùng một lúc, khiến học sinh thấy quá tải.

Giáo viên có thể cho phép học sinh tính toán ngay trên các phép tính để đảm bải ghi phép tính đúng hoặc sử dụng thêm giấy nháp.

Do khả năng hiểu về từ trừu tượng kém nên học sinh KTTT gặp khó khăn trong việc giải quyết các bài toán có lời văn.

Do đó, giáo viên nên hướng dẫn các em tự tìm ra các từ khóa trong yêu cầu đề toán, hoặc hiểu nghĩa một số thuật ngữ toán học thường gặp.

Cách làm này giống như việc hướng dẫn học sinh hiểu được cấu trúc của một đoạn văn trước khi hiểu nội dung.,

Giáo viên nên sử dụng các bài kiểm tra hoặc các hoạt động có quy định thời gian để học sinh KTTT được làm quen dần và dần học cách biết phân bổ thời gian hợp lý cho các nhiệm vụ học tập.

Tuy nhiên, trước khi học sinh thực hiện nhiệm vụ theo quy định thời gian, giáo viên phải đảm bảo rằng các em đã hiểu được nhiệm vụ cần làm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.