2 bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp ở Thanh Hoá vừa thoát 'cửa tử'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiều 13/7, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bệnh viện vừa cứu sống 2 bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết.

Bệnh nhân T. điều trị tại bệnh viện.
Bệnh nhân T. điều trị tại bệnh viện.

Bệnh nhân Bùi Thị T. (63 tuổi), có tiền sử rối loạn tâm thần, nhập viện với biểu hiện đau đầu nhiều, mệt mỏi, buồn nôn kèm theo cơn đau tức ngực, sốt không rõ nguyên nhân.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não bình thường.

Thăm khám lâm sàng và điện tâm đồ, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cấp.

Kết quả siêu âm tim cho thấy bệnh nhân bị giãn thất phải, tăng áp lực động mạch phổi.

Chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi cũng cho thấy, bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cả 2 bên, lúc này huyết áp tụt chỉ còn 80/60mmHg.

Nhận định tình trạng rất nguy kịch, bác sĩ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch làm tan cục máu đông trong động mạch phổi.

Sau đó truyền Heparin theo phác đồ, kết hợp điều trị hồi sức tích cực thở oxy qua mặt nạ, truyền thuốc vận mạch.

Sau 24 giờ điều trị, huyết áp bệnh nhân ổn định, hết đau tức ngực và được xuất viện sau đó.

Trường hợp còn lại là bệnh nhân Lê Văn H. (49 tuổi), có tiền sử tăng huyết áp, tai biến mạch máu não đã mổ giải ép, di chứng liệt nửa người phải, không nói được.

Theo bác sĩ Lê Thế Anh, Trưởng khoa Nội Tim mạch, bệnh nhân H. nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Toàn bộ động mạch phổi phải của bệnh nhân gần như bị bít tắc, nguy cơ tử vong cao.

Hình ảnh cục máu đông của bệnh nhân Lê Văn H. trên phim chụp cắt lớp vi tính.

Hình ảnh cục máu đông của bệnh nhân Lê Văn H. trên phim chụp cắt lớp vi tính.

Tuy nhiên, do bệnh nhân này có tiền sử mổ sọ não nên việc sử dụng thuốc sợi huyết phải thận trọng vì có thể gây xuất huyết não.

Sau khi cân nhắc, bác sĩ quyết định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch với liều 0,6 mg/kh/15 phút.

Quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân được theo dõi liên tục kết hợp làm xét nghiệm chống đông để chỉnh liều Heparin.

Sau 24 giờ điều trị, bệnh nhân không phải thở oxy, nhịp tim trở về bình thường khoảng 80 lần/phút, SpO2 đạt 96 - 97%, lâm sàng ổn định.

5 ngày sau điều trị, bệnh nhân phục hồi tốt và đã được ra viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Được bơi thỏa thích dưới làn nước mát mang đến cho trẻ thêm nhiều niềm vui và sự hứng khởi. (Ảnh: ITN).

Trẻ mấy tuổi học bơi tốt nhất?

GD&TĐ - Bơi rất có ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ đồng thời mang đến cho trẻ những ưu điểm vượt trội so với bạn bè.
Một góc bản Nàng 1, xã Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa).

Trăn trở Mường Lý

GD&TĐ - Mường Lý vào tháng 4 trời nóng rát. Gió phơn Tây Nam thổi ràn rạt. Những vạt rừng lau, lách ngả màu vàng úa, chỉ một mồi lửa là có thể bùng cháy.