17 tỷ đồng hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao

17 tỷ đồng hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao
(GD&TĐ)- Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam quyết định bổ sung 10 tỷ đồng hỗ trợ cho công tác sáng tạo các tác phẩm báo chí chất lượng cao trong năm nay.
Chiều 28/9,  tại Hà Nội, TƯHNBVN tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ sáng tạo các tác phẩm báo chí chất lượng cao. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam chủ trì hội nghị.
Niềm vui của các nhà báo có tác phẩm đoạt giải báo chí Ngô Tất Tố. Ảnh minh họa. gdtd.vn
Niềm vui của các nhà báo có tác phẩm đoạt giải báo chí Ngô Tất Tố năm 2009. Ảnh MH. gdtd.vn
Theo đó, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ thường niên, trong năm nay, các Chi hội Nhà báo (CHNB) TƯ sẽ được hỗ trợ 4 tỷ đồng, CHNB địa phương 6 tỷ đồng cho công tác hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao.
Như vậy, tính cả nguồn kinh phí hỗ trợ thường niên và bổ sung, trong năm 2010 kinh phí hỗ trợ công tác sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao ở TƯ và địa phương là gần 17 tỷ đồng.
TƯHNB Việt Nam đề nghị các Chi hội sớm lập Ban xét chọn đồng thời nhanh chóng triển khai các bước sản xuất, sáng tạo các tác phẩm để nhanh chóng tập hợp, thẩm định nghiệm thu các tác phẩm báo chí chất lượng cao gửi về TƯHNB. 
Tất cả các bước của công tác này phải được làm xong trước ngày 15/12/2010. Các CHNB phải gửi tác phẩm và báo cáo về TƯHNBVN trước ngày 30/1/2011.
Hội nghị cũng đã thông qua tiêu chuẩn xét chọn (của tác giả, tác phẩm), chủ đề của tác phẩm báo chí có chất lượng cao được hỗ trợ kinh phí sáng tạo 
Ngày mai, 29/9, tại Hà Nội sẽ diễn ra "Hội nghị điển hình tiên tiến và thi đua yêu nước của Hội Nhà báo Việt Nam"
Bá Hải

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.