1.600 đại biểu sẽ tham dự ĐH Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II

GD&TĐ - Chiều nay (17/11), Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II năm 2020 đã tổ chức buổi Họp báo chuẩn bị các công tác cho Đại hội sắp tới.

Họp báo Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II năm 2020.
Họp báo Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II năm 2020.

Tới dự và chủ trì buổi Họp báo có Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng; Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; cùng dự có đại diện các đơn vị chức năng có liên quan.

Tại cuộc họp báo, bà Hoàng Thị Lề - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) cho biết, Đại hội sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 2 đến hết ngày 4/12/2020) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Lễ khai mạc vào lúc 8h ngày 4/12.

Đại hội với chủ đề: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”.

Đại hội nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2010-2020, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện chính sách dân tộc, đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030.

Đại hội cũng là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ban Tổ chức sẽ tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước giai đoạn từ 2010-2020.

Đại hội có sự tham gia của 1.600 đại biểu chính thức và 300 đại biểu khách mời. Về thành phần đại biểu chính thức, có 1.240 đại biểu đại diện của 54 dân tộc tham dự Đại hội trong đó, đại biểu là nam chiếm tỷ lệ 66,7 %, đại biểu là nữ chiếm tỷ lệ 33,3%.

Nhóm đại biểu tuổi cao từ 70-90 tuổi chiếm tỷ lệ 3%. Nhóm đại biểu tuổi trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 1,7%. Có 360 đại biểu Trung ương được chọn cử tham dự.

Theo kế hoạch, trong ngày 3/12, các đại biểu sẽ dâng hương tại Đền thờ các Vua Hùng tại tỉnh Phú Thọ; Viếng Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ; vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà sàn Bác Hồ, thăm Phủ Chủ tịch; Đại hội tiến hành phiên trù bị.

Cùng ngày, dự kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ chủ trì gặp mặt 100 đại biểu tiêu biểu của các đoàn, đại diện cho 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra, tại Đại hội sẽ có nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc tôn vinh các dân tộc Việt Nam, trong đó có xây dựng bằng biểu trưng và trình diễn “Con đường văn hóa” tại địa điểm đón đại biểu vào hội trường dự Đại hội, thể hiện bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Chương trình có sự tham gia của ít nhất 40% diễn viên là nghệ nhân người dân tộc thiểu số và miền núi tham gia biểu diễn.

Phát biểu tại buổi Họp báo, thay mặt các cơ quan chủ trì, Thứ Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo nhấn mạnh: “Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II là ngày hội lớn mang tính chính trị, xã hội sâu sắc, kết nối lan tỏa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dành được sự quan tâm sâu rộng của đồng bào các dân tộc trên mọi miền đất nước; nhằm mục đích tạo được bầu không khí hồ hởi, phấn khở trong cộng đồng các dân tộc; thi đua lao động, sản xuất, học tập công tác và chiến đấu, lập thành tích xuất sắc chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều hòn đảo xa xỉ ở Tây Ban Nha thu hút người giàu có và nổi tiếng.

3 hòn đảo đỉnh cao xa hoa ở Tây Ban Nha

GD&TĐ -Nhiều hòn đảo tư nhân của Tây Ban Nha, một số thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga, được những người giàu có và nổi tiếng lui tới.

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.