16 triệu dân Mỹ vẫn chưa được tiếp cận Internet tốc độ cao

Đó là thực trạng oái ăm đang tồn tại ở một quốc gia có cơ sở hạ tầng và nền tảng công nghệ thông tin gần như đứng đầu thế giới hiện nay như Mỹ.

16 triệu dân Mỹ vẫn chưa được tiếp cận Internet tốc độ cao

Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và Đảng Cộng hoà trong Quốc hội Mỹ đã chỉ trích kịch liệt Ủy ban truyền thông Liên bang (FCC) khi cơ quan này cho biết, dịch vụ băng thông rộng vẫn chưa được triển khai tới tất cả mọi người dân Mỹ.

Cụ thể, các ISP và nghị sỹ Đảng Cộng hoà tỏ ra khá "giận dữ" khi biết rằng FCC định nghĩa "băng thông rộng" có tốc độ tải về (download) ít nhất 25 Mbps và tải lên (upload) ít nhất 3 Mbps.

Dựa vào định nghĩa đó, FCC cho biết có khoảng 34 triệu người dân Mỹ, khoảng 10% dân số, đang sống tại những khu vực không được tiếp cận với mạng băng thông rộng.

Theo Ars Technica, các ISP muốn FCC thay đổi định nghĩa và hạ về tiêu chuẩn cũ với tốc độ 4 Mbps/1 Mbps do cơ quan này ban hành cách đây một năm.

Tuy nhiên ngay cả khi FCC đặt lại tiêu chuẩn băng thông rộng, báo cáo thường niên của FCC vẫn cho thấy rất nhiều người dân Mỹ đang không được sử dụng Internet tốc độ cao, hầu hết tập trung tại vùng nông thôn.

Theo một báo cáo toàn trang được FCC công bố mới đây, ngay cả với chuẩn Internet chậm hơn, 6% người dân Mỹ vẫn không thể tiếp cận với dịch vụ Internet cố định mặt đất với tốc độ 10 Mbps/1 Mbps. Thậm chí có tới 5% người dân không thể tiếp cận với tốc độ tiêu chuẩn 4 Mbps/1 Mbps.

Có khoảng 19 triệu người Mỹ chưa được sử dụng kết nối băng thông rộng tốc độ 10 Mbps/1 Mbps và 16,1 triệu người chưa thể chạm đến dịch vụ băng thông tiêu chuẩn 4 Mbps/1 Mbps. Những con số trên loại trừ dịch vụ Internet vệ tinh thường có chất lượng kém và độ ổn định không cao so với dịch vụ Internet không dây và cáp quang.

Quốc hội Mỹ đang yêu cầu FCC xác định lượng băng thông cần khai thác để phục vụ tới tất cả người dân Mỹ trong thời gian tới. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào việc FCC quyết định tốc độ như thế nào được coi là băng thông rộng.

Báo cáo thường niên của FCC được công bố đều đặn vào cuối mỗi năm. Những con số trên được trích dẫn từ bản báo cáo công bố vào ngày 31/12/2014.

Tỷ lệ người dùng ở Mỹ không được tiếp cận với dịch vụ Internet băng thông rộng tiêu chuẩn cũ 4 Mbps/1 Mbps lên tới hơn 16 triệu người, trong đó có tới hơn 11,5 triệu người ở vùng nông thôn. Ảnh FCC

Trong khi tiêu chuẩn 4 Mbps/1 Mbps không còn được sử dụng rộng rãi, tiêu chuẩn 10 Mbps/1 Mbps đã nhanh chóng trở thành ngưỡng tối thiểu cho các ISP hoạch định xây dựng mạng lưới băng thông rộng tại nông thôn dựa vào trợ cấp của Chính phủ Mỹ.

Theo FCC, với tốc độ 25 Mbps/3 Mbps, tỷ lệ phần trăm người Mỹ không thể tiếp cận với băng thông rộng đã giảm từ 20% trong 2012 xuống chỉ còn 10% trong 2014.

Tuy nhiên, tỷ lệ người Mỹ không thể đăng ký dịch vụ Internet băng thông rộng tiêu chuẩn 4 Mbps/1 Mbps vẫn không có nhiều thay đổi. Theo báo cáo tiến độ phát triển băng thông rộng vào 2012, 19 triệu người Mỹ tương đương 6% dân cư sống tại nhiều khu vực vẫn không được sử dụng dịch vụ Internet tốc độ 4 Mbps/1 Mbps. Trước đó như đã nói, con số này đã giảm xuống chỉ còn 16,1 triệu người tương đương 5% người dân Mỹ.

Bản báo cáo cũng cho thấy sự khác biệt trong tỷ lệ chấp nhận tốc độ băng thông rộng. Khoảng 58% người Mỹ truy cập Internet tốc độ 4 Mbps/1 Mbps thông qua hình thức mua dịch vụ. Trong khi ở ngưỡng tốc độ 10 Mbps/1 Mbps, có khoảng 54% người Mỹ chọn phương án trở thành thuê bao.

Dịch vụ băng thông rộng tốc độ cao 25 Mbps/3 Mbps đang phát triển nhanh chóng. Trong năm 2012, chỉ có 11% người Mỹ có thể sử dụng 25 Mbps/3 Mbps. Nhưng đến cuối 2014, tỷ lệ này đã tăng lên tới 37%.

Tỷ lệ người dùng băng thông tốc độ cao 25 Mbps/3 Mbps tăng 26% trong vòng 2 năm từ 2012 - 2014. Ảnh FCC

Việc sửa hay không sửa định nghĩa băng thông rộng thuộc về quyền hạn của FCC nhưng đó sẽ là cách để nước Mỹ biết mục tiêu cần đầu tư lúc này cho cơ sở hạ tầng mạng Internet là gì.

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỷ lệ sinh tại Nam Á bắt đầu giảm.

Phụ nữ Nam Á ngại… sinh con

GD&TĐ - Ngày càng nhiều phụ nữ tại Nam Á không muốn sinh con vì những lý do như tài chính, trách nhiệm gia đình, thậm chí là lo sợ về ngày 'tận thế'.