15 sự kiện thiên văn “đỉnh cao” diễn ra ngay từ đầu năm 2015
Theo dõi báo trên
Mặt trăng máu, nguyệt thực toàn phần, nhật thực hình khuyên... là những hiện tượng thiên văn cực đáng mong đợi trong năm tới.
Theo trang Seasky, năm 2015 có nhiều sự kiện thiên văn tuyệ̣t vời sẽ xảy ra như trận mưa sao băng lớn, nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng máu...
1. Ngày 3, 4/1 - Mưa sao băng Quadrantids
Do diễn ra vào khoảng đầu tháng âm lịch nên người quan sát ở các khu vực thời tiết cho phép sẽ có nhiều cơ hội theo dõi hiện tượng này.
Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát là rạng sáng ngày 3/1 với hướng là bầu trời phía Đông nơi có chòm sao Bootes. Tuy nhiên, có một điều không may là năm nay Mặt trăng tròn sẽ che khuất những ngôi sao băng sáng nhất.
2. Ngày 6/2 - Sao Mộc tới vị trí trực đối với Mặt trời so với Trái đất
Một kính viễn vọng cỡ vừa là đủ để bạn có thể chiêm ngưỡng những chi tiết nhỏ trên các đám mây của hành tinh này. Hiện tượng này sẽ diễn ra vào ngày 6/2.
3. Ngày 22/2 - Cuộc gặp gỡ giữa Sao Kim và Sao Hỏa
Vào ngày 22/2, một sự kiện cực kỳ hiếm sẽ xảy ra Sao Kim và Sao Hỏa sẽ tiến sát lại gần nhau vào ban đêm. Cùng với đó, hai hành tinh này sẽ phát ra hai luồng ánh sáng khiến cho chúng ta chỉ có thể nhìn được một nửa của mỗi bên.
4. Ngày 20/3 - Nguyệt thực toàn phần
Hiện tượng này bắt đầu từ vùng giữa Đại Tây Dương sau đó chuyển dần qua Greenland đến phía Bắc Siberia. Bạn đừng nên bỏ lỡ hiện tượng nguyệt thực toàn phần kỳ thú diễn ra vào 20/3 tới.
5. Ngày 4/4 - Mặt trăng máu
Vào ngày 4/4, bóng tối của Trái đất sẽ bắt đầu bao phủ hoàn toàn Mặt trăng. Lúc này, Mặt trăng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là màu đỏ - điều mà nhiều người vẫn gọi đó là hiện tượng " Mặt trăng máu ".
Người dân thuộc các khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á và Australia sẽ được chứng kiến trọn vẹn hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm này.
6. Ngày 22, 23/4 - Mưa sao băng Lyrids
Đây là trận mưa sao băng nhỏ với chỉ khoảng 20 sao băng mỗi giờ ngay cả trong điều kiện tương đối lý tưởng. Hiện tượng diễn ra ngày 22, 23/4 và trùng vào thời điểm trăng bán nguyệt cuối tháng nên ánh trăng sẽ gây cản trở không nhỏ cho người quan sát.
7. Ngày 5, 6/5 - Mưa sao băng Eta Aquarids
Trận mưa sao băng cỡ trung bình này có thể cho phép người quan sát thấy hơn 60 sao băng mỗi giờ trong điều kiện cho phép.
Sao băng Eta Aquarids được sinh ra từ những đám bụi nhỏ còn sót lại của một Sao Chổi tên Halley - vốn được phát hiện từ thời cổ đại. Mưa sao băng Eta Aquarids thường kéo dài từ 19/4 - 26/5 và đạt cực điểm vào đêm mùng 5, rạng sáng ngày 6/5.
Nằm gần thời điểm đầu tháng âm lịch nên nếu thời tiết không thay đổi đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể quan sát hiện tượng này một cách khá dễ dàng.
8. Ngày 28, 29/7 - Mưa sao băng Delta Aquarids
Trận mưa sao băng nhỏ với mật độ hơn 20 vệt/giờ này sẽ diễn ra vào ngày 28, 29/7. Sao băng Delta Aquarids được sinh ra từ những đám bụi nhỏ còn sót lại sau khi hai Sao Chổi có tên là Marsden và Kracht.
Do xảy ra vào cuối tháng 7, trời ít mây và không bị ánh trăng cản trở nên trận mưa sao băng này hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội để quan sát.
9. Ngày 12, 13/8 - Mưa sao băng Perseids
Một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm Perseids này sẽ đạt cực điểm vào ngày 12, 13/8, với mật độ thường lên tới hơn 60 sao băng mỗi giờ. Trận sao băng này được sinh ra từ những đám bụi nhỏ còn sót lại sau khi hai sao chổi có tên là Swift-Tuttle.
Nếu trời không mây, đây vẫn sẽ là hiện tượng thiên văn rất đáng quan sát trong năm.
10. Ngày 1/9 - Sao Hải Vương ở vị trí trực đối với Mặt trời so với Trái đất
Đây là vị trí mà hành tinh này tới gần trái đất nhất trên quỹ đạo của nó. Dù vậy với khoảng cách quá xa nên chỉ những người được trang bị kính thiên văn cực tốt mới có thể thấy hành tinh này là một chấm xanh trong ống kính. Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 1/9.
11. Ngày 13/9 - Nhật thực hình khuyên
Hiện tượng này xảy ra khi Mặt trăng chỉ che khuất được một phần của Mặt trời. Một phần ánh sáng của Mặt trời vẫn tỏa ra làm cho ánh sáng của hai hành tinh này trở nên tương phản. Theo các chuyên gia, vị trí quan sát tốt nhất là ở Nam Phi và Madagascar.
12. Ngày 28/9 - Nguyệt thực toàn phần
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng hoàn toàn che khuất Mặt trời đồng thời vầng hào quang của thái dương vẫn tỏa ra tạo nên một cảnh tượng rất đẹp. Hiện tượng này bắt đầu từ Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, Nam Phi và Đông Á.
13. Ngày 21, 22/10 - Mưa sao băng Orionids
Đây là trận mưa sao băng cỡ trung bình với mật độ khoảng 30 sao băng mỗi giờ. Hiện tượng này sẽ diễn ra vào thời điểm không có trăng nên nếu trời ít mây, đây sẽ là một năm lý tưởng để quan sát mưa sao băng này. Mưa sao băng Orionids đạt cực điểm và ngày 21, 22/10.
14. Ngày 28/10 - Sao Mộc, sao Kim, Sao Hỏa gặp gỡ
Đây là một trong những hiện tượng cực kỳ hiếm xảy ra khi hai hay nhiều vật thể tiến sát lại gần nhau vào ban đêm. Ba hành tinh này sẽ tạo thành một hình tam giác. Bạn có thể thấy những hành tinh này qua kính thiên văn nếu nhìn về phía Đông lúc Mặt trời lên.
15. Ngày 13, 14/12 - Mưa sao băng Geminids
Mưa sao băng Geminids là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm (cùng với Perseids). Trận mưa sao băng này có tâm điểm là chòm sao Gemini với mật độ có thể lên tới 120 sao băng mỗi giờ.
Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát là rạng sáng ngày 14/12. Tại Việt Nam chúng ta cũng có thể quan sát hiện tượng này.
Vào đêm 3/1, rạng sáng 4/1, trận mưa sao băng Quadrantids sẽ diễn ra, với mật độ tối đa từ 30 đến 40 sao băng mỗi giờ trong điều kiện thời tiết lý tưởng.
Lúc này, hành tinh khổng lồ Sao Mộc sẽ ở vị trí gần nhất với Trái đất và bề mặt của nó sẽ được Mặt trời chiếu sáng hoàn toàn. Đây là thời gian tốt nhất cho những người yêu thiên văn có thể quan sát và chụp hình Sao Mộc.
Đây là một trong những hiện tượng rất đáng chú ý vào năm 2015. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng hoàn toàn che khuất Mặt trời, đồng thời vầng hào quang của thái dương vẫn tỏa ra tạo nên một cảnh tượng rất đẹp
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Ngày 25/11, ĐH Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc tiểu dự án 1 của dự án xây dựng ĐH Đà Nẵng tại Hòa Quý - Điện Ngọc.