15 năm tù cho kẻ lừa tiền người thân nạn nhân tử nạn ở Thủy điện Rào Trăng

GD&TĐ - TAND tỉnh Đắk Nông mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối tượng chiếm đoạt tiền của người thân nạn nhân tử nạn ở Thủy điện Rào Trăng.

Nguyễn Văn Phúc tại phiên xét xử sơ thẩm.
Nguyễn Văn Phúc tại phiên xét xử sơ thẩm.

Ngày 25/11, TAND tỉnh Đắk Nông mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Nguyễn Văn Phúc (SN 1997, trú huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng truy tố của VKSND tỉnh Đắk Nông, từ đầu năm 2020, Nguyễn Văn Phúc đọc báo và qua mạng xã hội và biết nhiều hoàn cảnh khó khăn được mọi người giúp đỡ nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. 

Để thực hiện kế hoạch, Phúc mua 2 tài khoản ngân hàng của người không rõ nhân thân lai lịch và sim rác để thực hiện hành vi phạm tội. Trong quá trình phạm tội, Phúc đã chiếm đoạt 100 triệu đồng của chị Lê Thị Thu Thảo (vợ nạn nhân tử nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3, trú tại thôn Nam Tiến, xã Nâm Nung, Krông Nô).

Quá trình điều tra của cơ quan chức năng, Phúc cũng thừa nhận chiếm đoạt tiền của hàng chục người. Trong đó có 23 bị hại đã xác định được rõ tên tuổi, người bị chiếm đoạt nhiều nhất là 100 triệu đồng, người ít nhất là 2 triệu đồng.

Trong số các nạn nhân, phần nhiều là người bị ung thư, trẻ mồ côi, gặp tai nạn giao thông hoặc bệnh hiểm nghèo cần chi phí điều trị gấp…

Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Văn Phúc đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và xin lỗi các nạn nhân.

Căn cứ vào cáo trạng, tình tiết của vụ việc, HĐXX TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Phúc 15 năm tù giam. Ngoài ra, Phúc còn phải trả lại toàn bộ số tiền hơn 521 triệu đồng cho 22 bị hại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.