11 điều bí mật trẻ thường sợ hãi không dám nói với bố mẹ

Trẻ có thể chia sẻ với bạn mọi thứ - hay ít ra là bạn nghĩ như vậy. Thực tế thì có những điều bí mật có lẽ trẻ cũng muốn nói cho bạn biết, nhưng lại quá lo lắng và sợ hãi vì không biết mẹ có lắng nghe?

11 điều bí mật trẻ thường sợ hãi không dám nói với bố mẹ
1. Cần biết bạn yêu con mỗi ngày
Con gái bạn có thể không diễn tả điều bé muốn nói bằng câu này nhưng con bé luôn luôn muốn biết rằng bạn yêu con biết bao. Ngay cả khi con bé gây rối hay phạm lỗi, tình yêu của bạn sẽ là phương thuốc xoa dịu giúp bé tự tin bước tiếp trong đời.
2. Làm thế nào để kết bạn
Bạn có thể sắp xếp những cuộc hẹn hò để con yêu vui chơi với những đứa trẻ khác. Nhưng khi bạn dạy con những quy tắc có ích hơn như biết cách chia sẻ, biết cách trò chuyện, biết cách chơi đùa công bằng, bạn sẽ giúp bé tự tin kết thêm bạn mới. Làm quen và kết bạn là một thử thách với không chỉ bé đang lớn, mà ngay cả những trẻ ở độ tuổi đến trường cũng gặp không ít khó khăn.
3. Bạn bè đối xử tệ với con
Những chuyện xảy ra ở trường luôn là chuyện ở trường. Con bạn có thể kể cho bạn một chút về những gì đã diễn ra nhưng không phải là tất cả. Bạn có thể không hề biết những đứa trẻ khác đã nói những điều không hay với con mình. Bí mật quan trọng nhất, bạn có thể không biết con bạn đã phản ứng thế nào với những đứa trẻ kia.
Bí mật của trẻ
Bé luôn luôn muốn biết rằng bạn yêu bé thật nhiều.
4. Muốn cùng mẹ làm nhiều việc hơn nữa
Khi nghe con gọi: “Mẹ, mẹ ơi!” hàng trăm lần mỗi ngày, bạn thậm chí đã luyện tới mức thành thạo việc phớt lờ con. Nhưng bé thực sự muốn chơi đùa, muốn trò chuyện cùng bạn, muốn bạn dành thời gian cho bé. Bạn bận rộn nhưng dành chỉ là 10 phút thôi trọn vẹn cho con cũng sẽ tạo nên sự khác biệt. Và bạn sẽ bỏ lỡ những phút giây như thế khi bé lớn lên.
5. Sợ khi thấy mẹ cáu
Kỷ luật của bạn đôi khi thể hiện tác động đe dọa hơn là mang tính hướng dẫn con sửa sai làm đúng. Con quan sát mọi thứ bạn làm. Vì vậy, khi bạn tức giận , bé cũng sẽ để ý ngay. Ví dụ, khi bạn quên thứ gì đó ở cửa hiệu và bắt đầu mất bình tĩnh, bé sẽ không biết phải làm gì. Hãy để tâm tới những trạng thái tâm lý tiêu cực này và khả năng chúng tác động lên người khác, đặc biệt là thiên thần nhỏ của bạn.
6. Không biết phải làm gì khi thấy những điều không hay/nhìn thấy một bức tranh xấu trên mạng
Có thể con bạn sang nhà hàng xóm chơi và nhìn thấy chuyện gì đó không tốt. Con sẽ kể cho bạn chứ? Trẻ không chắc chắn về cách tiếp cận cha mẹ và trò chuyện về những gì là tốt hay xấu trên mạng. Thói quen xấu thậm chí có thể bắt đầu một khi trẻ nhìn thấy những điều không phù hợp.
Cha mẹ có thể tìm hiểu và tải về những phần mềm để quản lý hoạt động trên mạng của bé, trong đó có việc biết về những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt hay lén xem nội dung nhạy cảm.
7. Con thấy buồn và không biết tại sao lại buồn
Nhiều phụ huynh sẽ hỏi đi hỏi lại con mình cùng một câu hỏi: Tại sao? Tại sao con ốm thế? Tại sao con lại đánh em?... Và đôi khi, bé không thể đưa ra một lý do nào. Nếu bé lộ vẻ mặt buồn rầu, đừng hỏi tại sao. Thay vào đó, hãy đặt những câu hỏi giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyện gì đang xảy ra với bé. Có thể con bạn buồn chỉ đơn giản vì bé thấy buồn thôi. Và chuyện đó thì không có gì đáng lo ngại cả.
Nỗi buồn của bé
Đôi khi, bé không thể đưa ra một lý do nào.
8. Con không biết con muốn trở thành gì khi lớn lên
Những em bé luôn thích hỏi câu hỏi này: “Hồi xưa, mẹ thích trở thành gì khi lớn lên?”. Và có thể bạn đã vô tình đẩy bé tới chỗ trở thành người mà bạn muốn bé trở thành. Thay vì đưa cho bé những cuốn sách giới thiệu về nghề luật hay nghề y, hãy để bé được làm một đứa trẻ.
9. Muốn mẹ chỉ dành thời gian cho mình con thôi
Nếu bé con của bạn phải “cạnh tranh” với những anh/chị/em khác trong nhà, cố gắng sắp xếp một cuộc hẹn hò chỉ có bạn với con thôi. Bé muốn bạn lắng nghe và chơi cùng bé. Nếu bạn dành đều thời gian ra cho tất cả mọi thành viên nhí trong gia đình, bạn sẽ lỡ mất cơ hội có được những khoảnh khắc riêng tư quý giá đó. Bạn có thể biết được rất nhiều bí mật về từng đứa con khi chúng một mình ở bên bạn.
10. Con rất thích khi mẹ gửi những mẩu giấy nhắn trong hộp cơm trưa của con
Con bạn có thể giả vờ rằng chuyện đó thật sến sẩm nhưng bé vẫn ngấm ngầm yêu thích những mẩu giấy nhắn đó và cách bạn quan tâm tới bé kiểu ngọt ngào như vậy. Những cách biểu đạt tình yêu đó giúp bé thấy rằng bạn nghĩ về bé mọi lúc có thể. Một ngày nào đó, bạn có thể không còn phải chuẩn bị hộp cơm trưa cho bé nữa nhưng bé sẽ luôn nhớ đã được mẹ quan tâm, chăm sóc như thế nào.
11. Mẹ là người con rất thích
Bạn là người hùng trong câu chuyện của con bạn: Bạn cho bé ăn, tắm rửa cho bé và yêu bé mỗi ngày. Bé sẽ không phải lúc nào cũng nói với bạn điều đó nhưng bạn có thể cảm nhận nó trên gương mặt con mình, khi bạn đón con lúc tan trường hay ôm con lên giường ngủ vào buổi tối. Ngay cả khi con bạn giận dữ hay mè nheo ở giữa siêu thị, bé vẫn yêu bạn hơn bất cứ ai. Và bé luôn muốn kể cho bạn nghe bất cứ điều gì nảy ra trong tâm trí bé, nhất là những điều khó nói.
(Nguồn: Familyshare)
Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.