1.000 ngày đầu đời giúp nuôi dưỡng ước mơ của trẻ

Khoa học đã chứng minh trong 1.000 ngày đầu đời, trẻ được chăm sóc tốt cả về dinh dưỡng và giáo dục thì có khả năng vượt qua các bệnh tật đe dọa đến tính mạng cao gấp 10 lần, đạt điểm số cao hơn 4,6 lần khi đi học…

1.000 ngày đầu đời giúp nuôi dưỡng ước mơ của trẻ

ThS. Trần Đình Dũng, chuyên gia tư vấn giáo dục gia đình, tác giả cuốn sách Quà Của Bố đã chia sẻ những lí do vì sao cha mẹ không nên để vuột mất thời điểm vàng này.

Cột mốc phát triển vượt bậc về thể chất và trí não

-“1.000 ngày đầu đời” có phải là một khái niệm quá mới chăng thưa chuyên gia?

Không mới, chỉ có điều ba mẹ ít quan tâm. 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn bắt đầu từ lúc mẹ bắt đầu thụ thai cho đến khi trẻ tròn 2 tuổi. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới WHO: khi 3 tuổi, não trẻ phát triển đến 85% so với não người lớn, tăng gần 2 lần chiều cao và gần 5 lần cân nặng, so với lúc mới sinh.

- Theo chuyên gia, cha mẹ cần phải quan tâm đến yếu tố nào trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời này?

Tôi gọi 1.000 ngày đầu đời là “thời điểm vàng” để bắt đầu nuôi dưỡng ước mơ của bé vì mọi ước mơ sẽ có cơ hội thành hiện thực nếu ba mẹ chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe thể chất và trí não cho bé ngay từ thời điểm này.

Khoa học đã chứng minh trong 1.000 ngày đầu đời, nếu trẻ được chăm sóc tốt cả về dinh dưỡng và giáo dục thì trẻ có khả năng vượt qua các bệnh tật đe dọa đến tính mạng cao gấp 10 lần, đạt điểm số cao hơn 4.6 lần khi đi học…

Điều kiện cần và đủ giúp bé phát triển

- Vậy theo chuyên gia, “Dinh dưỡng và giáo dục” cần được thực hiện như thế nào trong 1.000 ngày đầu đời?

Dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời không chỉ tác động đến sức khỏe hiện tại của bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Do đó, bé cần có nguồn dinh dưỡng phù hợp hỗ trợ tốt nhất cho từng giai đoạn phát triển như thai nhi, bú sữa mẹ, ăn dặm, tập đi…

Nếu dinh dưỡng là điều kiện cần thì điều kiện đủ để trẻ phát triển chính là… chơi. Chơi là hoạt động quan trọng giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo nhờ việc trẻ được thỏa sức tưởng tượng, đồng thời giúp trẻ phát triển thể chất, sự khéo léo, củng cố trí thông minh, nhận thức và cảm xúc của trẻ. Những trò chơi phù hợp với độ tuổi như:

Với trẻ dưới 1 tuổi: các dạng đồ chơi kích thích giác quan, vận dụng các đầu ngón tay để khám phá như sách vải, dụng cụ nhạc handmade, rắc bột mì, màn rèm rung rinh… giúp bé nhận biết cơ bản về sự vật, âm thanh và các phản xạ mắt

Với trẻ từ 1 đến 2 tuổi: chiếc hộp đa giác quan là một trong những trò chơi kích thích sự sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ. Nếu nguyên liệu nền là nước, mẹ cho thêm cát, sỏi, vịt nhựa, bóng nhựa nổi trên mặt nước. 

Nếu nguyên liệu nền là cát, mẹ thêm các món đồ chơi bằng nhựa, thìa xúc cát… và để bé chơi theo trí tưởng tượng của riêng mình dưới sự giám sát và cổ vũ của mẹ.

- Nhà tâm lý học trẻ em Penelope Leach cho rằng, bài học đầu tiên mà ba mẹ cần làm chơi cùng con, điều này đâu có khó phải không thưa chuyên gia?

Nghe thì dễ nhưng làm thì… lúc dễ lúc khó. Dễ là mua đồ chơi còn khó là cha mẹ phải toàn tâm toàn ý chơi cùng bé. Chính việc được chơi được trò chuyện được cha mẹ khuyến khích và dẫn dắt bé thể hiện ước mơ (tuyệt đối không chỉ trích dù là những ước mơ viển vông nhất) sẽ là nền tảng tốt nhất để bé phát triển khả năng và đạt được ước mơ sau này của mình.

Theo VietnamNet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Phạm Văn Quang đi xác minh hoàn cảnh học sinh để hỗ trợ.

'Già làng khuyến học' đất Cà Mau

GD&TĐ - 77 năm tuổi đời, ông Phạm Văn Quang đã có 30 năm gắn bó với công tác khuyến học, khuyến tài tại huyện Thới Bình (Cà Mau).

Nguyễn Hạo Thiên nhận giấy khen của quận Tân Phú, TPHCM dành cho học sinh giỏi cấp thành phố. Ảnh: NVCC

Thủ khoa hay 'ra đề' đố bạn

GD&TĐ - Nguyễn Hạo Thiên là thủ khoa đầu vào có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT cao nhất của Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM)...

Sinh viên năm thứ nhất ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng với buổi học nhập môn tại Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, TP Đà Nẵng. Ảnh: NTCC

Giữ sinh viên ở lại với nghề

GD&TĐ - Để SV năm thứ nhất hứng thú trong học tập, nhiều trường học đã có những hoạt động dạy - học gắn với thực tế tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất…