Suốt nhiều năm đến các xã phường tư vấn kiến thức dinh dưỡng, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, giảng viên Đại học Cần Thơ, chuyên gia chương trình "Cơm ngon con khỏe" đã chia sẻ nhiều bí quyết nấu ăn khoa học cho chị em. Theo bà, nấu ăn là cả nghệ thuật, nếu không khéo sẽ làm thất thoát chất dinh dưỡng quý giá vốn có trong thực phẩm.
Dưới đây là 10 sai lầm mà bác sĩ Thanh nhận thấy phụ nữ nào cũng mắc phải:
Vo gạo kỹ: Với các loại hạt ngũ cốc nguyên cám, chị em không nên rửa các loại hạt quá kỹ. Vo gạo mạnh tay có thể làm mất đi 25% hàm lượng vitamin B1.
Ngâm rau lâu trong nước: Thói quen này làm mất nhiều vitamin tan trong nước. Chị em nên rửa rau dưới vòi trước cho trôi bớt bụi bẩn, sau đó rửa nhanh trong chậu. Nếu không yên tâm về nguồn gốc, có thể ngâm thêm nước muối 5-7 phút.
Rửa rau không nấu ngay: Rau rửa xong thường dập lá, càng để lâu bên ngoài càng bị oxy hóa nhiều vitamin C. Ngoài ra, nên rửa sạch mới thái nhỏ, nếu làm ngược lại sẽ thất thoát vitamin.
Rau rửa xong nên nấu ngay. |
Luộc rau sai cách: Khi luộc hoặc nấu canh, nên bỏ rau vào khi nước sôi, nhấn rau ngập trong nước, đậy nắp tránh bay hơi vitamin, hạn chế khuấy trộn nhiều. Ngoài ra, không nên đun quá kỹ làm rau bị oxy hóa.
Ninh, hầm thức ăn: Nhiều bà mẹ vẫn truyền tai nhau, phải ninh xương, hầm rau củ quả thật lâu để ngọt nước. Tuy nhiên, hấp tốt hơn luộc; xào hơn rán; kho hơn hầm. Thực phẩm ít tiếp xúc với nước, thời gian nấu chín ngắn, gia nhiệt thấp... giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Nấu cà chua chưa chín: Cà chua chứa chất chống oxy hóa tự nhiên lycopen, có khả năng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do gây ung thư và giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Đun chín cà chua càng lâu, tác dụng nhiệt làm phóng thích nồng độ lycopen càng nhiều, giúp cơ thể hấp thu được tốt hơn.
Sợ gia vị chua gây đau dạ dày: Thêm ít chất chua như giấm, chanh, khế... vào các món xào sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin hơn mà không gây đau dạ dày. Tuy nhiên, không nên kết với với các món rau giàu vitamin A như cà chua, cà rốt, bí đỏ...
Sợ hải sản nhiều cholesterol: Nhiều người ngộ nhận rằng hải sản (tôm, cua, trai, sò...) có nhiều cholesterol, gây đầy bụng khó tiêu, nên ít chế biến cho gia đình. Thực ra chúng chứa nhiều chất béo lành mạnh và bổ dưỡng nếu chế biến đúng cách (hấp, luộc, nướng bỏ lò).
Ăn thừa hoặc thiếu chất: Ít có phụ nữ nào đong đếm hàm lượng dinh dưỡng và calo cho từng bữa ăn, hoặc tính toán nhu cầu của mỗi thành viên (cân nặng, chiều cao, lứa tuổi, công việc). Ví dụ, người mập nên duy trì 3 bữa mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột. Người gầy cần ăn tối thiểu 4-5 bữa để tăng năng lượng khẩu phần.
Bỏ qua gia vị bổ sung vi chất: Có hơn 50% trẻ em Việt thiếu hụt các vi chất như vitamin A, B1, C, D và sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Để đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, bà nội trợ có thể dùng các loại gia vị giàu vi chất bổ sung vitamin A... thay vì muối tinh, bột ngọt đơn thuần.
Các loại gia vị giàu vi chất tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn. |
Nhiều bí quyết nấu ăn ngon, tiết kiệm thời gian, đảm bảo dinh dưỡng khác cũng được các chuyên gia chương trình "Cơm ngon con khỏe" mang đến cho chị em suốt 3 năm qua. Khởi đầu từ năm 2015 đến nay, dự án do nhãn hàng Knorr phối hợp cùng Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức đã đi qua gần 50 tỉnh thành trên toàn quốc.
Đến nay khoảng 640.000 bà nội trợ được tiếp cận nguồn thông tin nấu ăn khoa học và đủ chất theo khuyến nghị của bác sĩ. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ phổ cập kiến thức dinh dưỡng cho hàng triệu bà nội trợ Việt, góp phần giảm tỷ lệ thiếu vi chất đang ở mức cao trong cộng đồng.
"Dự án ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn xã tỉnh lẻ. Người dân có được bữa cơm tươm tất đã khó, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc“ăn ngon, ăn khỏe” càng tốn nhiều tâm sức hơn. Nhiều chị em trước nay nấu ăn theo bản năng, vô tình nấu rau củ quá nhừ hay ngâm rửa thịt cá quá lâu làm dinh dưỡng hao hụt ít nhiều, thì giờ đây đều nhận ra tầm ảnh hưởng quan trọng của dinh dưỡng và thay đổi", bác sĩ Thanh cho biết.