10 nguyên liệu "rẻ bèo" chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu nghiệm

Đu đủ, chuối, bạc hà, mật ong,... là những thực phẩm chữa đau dạ dày cực kỳ dễ kiếm lại rẻ tiền.

10 nguyên liệu "rẻ bèo" chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu nghiệm
10 nguyên liệu "rẻ bèo" chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu nghiệm ảnh 1

Ngoài cách điều trị bệnh dạ dày bằng những viên thuốc tây y tiện lợi nhưng có thể gây phản ứng phụ nếu người bệnh không biết cách dùng hoặc lạm dụng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo thêm các bài thuốc từ thiên nhiên, các mẹo được ông cha ta sử dụng và truyền lại từ bao đời nay, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Một vài bài thuốc đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm có sẵn trong tự nhiên, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Các bài thuốc này hoàn toàn từ tự nhiên, không tốn kém đặc biệt là an toàn, không gây tác dụng phụ do đó người bệnh có thể an tâm trong quá trình điều trị.

Đu đủ

Trong quả đu đủ có chứa một loại kiềm có tác dụng chống ung thư , sát trùng, diệt khuẩn hiệu quả. Men protein trong đu đủ có tác dụng giúp tiêu hóa protein, điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày mãn tính.

Lấy từ 3-4 quả đu đủ tươi, cho vào ép lấy nước, ngày uống thành 3 lần. Kiên trì mỗi ngày, bệnh đau dạ dày sẽ nhanh chóng được điều trị một cách hiệu quả.

Chuối

Chuối được xếp đầu danh sách các loại hoa quả đặc biệt tốt cho cơ thể và sức khỏe. Trong chuối có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm nhiều vitamin và khoáng chất không chỉ cần thiết cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng chống bệnh tật hiệu quả.

Đáng chú ý là trong chuối có chứa chất pectin là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy. Chuối cũng có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột. Chính vì thế, người bệnh đau dạ dày không nên bỏ qua loại trái cây này trong quá trình điều trị bệnh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.

Táo

Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Để làm giảm đau dạ dày và ngăn ngừa bệnh tái phát, các bạn cần thiết có thể bổ sung nhiều táo trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách ăn quả hoặc uống nước ép táo đều rất tốt.

Khoai tây

Cellulose trong khoai tây không gây kích thích niêm mạc dạ dày, giúp giảm bớt những cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng axit.

Chất Cellulose có trong khoai tây giúp giảm bớt những cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng axit
Cách làm hết sức đơn giản, khoai tây gọt sạch vỏ, ép lấy nước uống, ngày 3 lần, mỗi lần một thìa nhỏ, liên tục trong khoảng 3 tuần đến 1 tháng, tình trạng loét dạ dày tá tràng sẽ khỏi lúc nào không hay.

Chuối và mật ong

Cách làm: chuối xanh tước bỏ vỏ, rửa sạch nhớt, thái nhỏ, phơi khô, nghiền thành bột mịn. Lấy bột chuối thu được trộn với mật ong sao cho tạo thành một hỗn hợp đặc có thể vo tròn thành viên, mỗi ngày ăn 1-2 viên. Liên tục trong một thời gian để nhận thấy tác dụng mang lại.

Trứng gà/lòng lợn

Cách làm: lòng lợn hoặc trứng gà, bạn có thể dùng bất kỳ cách nào. Lấy trứng gà/lòng lợn hầm với lạc, món ăn đơn giản, rẻ tiền này sẽ điều trị hiệu quả tình trạng loét dạ dày.

Nghệ và mật ong

Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Cách làm: cho 3 thìa bột nghệ tươi với 1 thìa mật ong, trộn đều và uống mỗi ngày.

Trà hoa cúc

Hoa cúc có thể giúp xoa dịu nỗi đau của đau dạ dày bằng cách làm việc như một chất chống viêm và làm dịu các cơ trơn của đường tiêu hóa trên, giảm bớt cơn co thắt bụng.
Bạn chỉ cần túi lọc trà hoa cúc hoặc 1-2 muỗng cà phê hoa cúc khô. Đổ nước sôi vào túi trà trong 10 phút. Nếu sử dụng hoa cúc khô, cho 1-2 muỗng cà phê vào ly và ngâm nước sôi. Ngâm trong 15-20 phút. Uống từ từ.

Bạc hà

Bạc hà vô cùng hữu ích cho cơ thể, trà bạc hà tươi giúp thư giãn các cơ dạ dày. Nó cũng giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn bị chứng khó tiêu hoặc đầy hơi.

10 nguyên liệu
Bạn chỉ cần một ít lá bạc hà tươi hoặc 1-2 muỗng bột bạc hà vào ly nước sôi, ngâm trong 5-10 phút. Uống từ từ trong khi vẫn còn nóng. Nếu sử dụng lá bạc hà tươi, bạn có thể nhai chúng để giảm bớt cơn đau dạ dày, bạc hà còn khử mùi hôi của khoang miệng.

Nước ép bắp cải

Trong bắp cải có rất nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Nước ép bắp cải có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt Vitamin U, giúp nhanh chóng làm lành vết loét, tăng lưu lượng dòng máu đến dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hãy uống khoảng 500ml nước ép bắp cải nguyên chất mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Một số lời khuyên về ăn uống đối với người bị bệnh liên quan đến dạ dày

Ngoài việc tuân thủ một số quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống như tránh các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc (rượu, cà phê, trà xanh, ớt, tiêu…), các loại thực phẩm có độ a xít cao (chanh, cam, bưởi, cà muối, giấm, hành…), người bệnh cần lưu ý một số điều sau: nên ăn thức ăn mềm, hạn chế chiên xào, tăng cường luộc hấp, không nên ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng lên sinh ra nhiều a xít có hại, khi ăn nên nhai kỹ, bởi trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng giảm a xít và bão hòa a xít trong dạ dày.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan; bởi các yếu tố tâm lý căng thẳng, lo âu, xúc động mạnh cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới dạ dày tiết nhiều a xít.

Theo Tiền phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ