"Hầu hết các siêu thị đều sử dụng các mánh khóe này để “móc túi” người tiêu dùng", Pavel một người có kinh nghiệm làm việc 10 năm ở vị trí maketing trong các công ty toàn cầu và nhiều chuỗi bán lẻ lớn cho biết.
Và dưới đây là 12 mánh khóe khác nhau mà Pavel nhận thấy để những siêu thị này móc túi khách hàng mà họ vẫn không hề hay biết.
1. Tủ khóa để đựng đồ vốn không dùng để tránh tình trạng mất cắp
Các siêu thị không để tủ đồ cho khách với mục đích chống trộm mà mục đích chính của việc này là giúp khách hàng ung dung mua sắm mà không phải lo mang vác đồ nặng.
Với cơ thể nhẹ nhàng, thảnh thơi, bạn sẽ có khả năng mua nhiều đồ hơn so với việc mang vác một túi đồ nặng trịch trên vai.
2. Tăng kích thước xe đẩy khiến bạn mua sắm nhiều và lâu hơn
Thiết kế của những chiếc xe đựng đồ là theo hình thang. Điều này tạo cảm giác chưa mua được nhiều với người tiêu dùng. Bạn sẽ cảm giác mình cần mua thêm nữa cho đến khi đầy chiếc xe đẩy.
Cứ mỗi năm trôi qua, chiếc xe đẩy lại có dung tích lớn hơn. Theo các chuyên gia, từ năm 2009, kích cỡ của xe đẩy ở siêu thị đã tăng gần gấp đôi, dẫn đến hoạt động mua bán tăng 40%.
Hơn nữa, sàn của các siêu thị thường được làm từ lớp gạch nhám khiến cho những chiếc xe đẩy trống rỗng luôn rung lên và lắc lư. Điều này sẽ làm bạn đi chậm hơn và thấy nhiều sản phẩm trên kệ bán. Cảm giác muốn lấp đầy sẽ khiến bạn muốn mua nhiều hàng hơn.
3. Tặng quà miễn phí nhưng thực chất bạn vẫn phải trả tiền
Cách thức mà nhiều siêu thị sử dụng là được nhận quà miễn khi bạn đã bỏ ra một khoản tiền nhất định. Đây là một cách maketing đơn giản mà các nhà bán lẻ tạo ra.
Khi bạn muốn sở hữu món quà tặng hấp dẫn đó, bạn phải tiêu chính xác số tiền đặt ra. Và số tiền theo hạn mức thường là khá cao.
4. Mở thẻ tích điểm để theo dõi chi tiêu của bạn
Nhiều người được tặng thẻ chiết khấu phần trăm hoặc thẻ tích điểm thường sẽ cảm thấy mình là một vị khách hàng quan trọng và đặc biệt. Tuy nhiên, bạn đừng ảo tưởng viển vông.
- Đúng là khi sử dụng thẻ sẽ có chiết khấu nhưng mục đích chính của các hãng bán lẻ là thu thập thông tin về hoạt động mua bán của bạn.
Khi điền vào các hóa đơn bạn sẽ phải cung cấp cho họ thông tin về tuổi tác, cách liên hệ, hầu hết phương thức để nhận được quảng cáo. Thông tin cá nhân sẽ được doanh nghiệp sử dụng hợp pháp để nghiên cứu về bạn, nhiều hơn những gì mà bạn có thể tưởng tượng ra.
5. Làm khách hàng ảo tưởng về giá rẻ
Nếu đi siêu thị, bạn sẽ thấy rất nhiều khu vực trưng bày sản phẩm giảm giá. Và những sản phẩm tương tự được đặt ở các kệ nhưng bạn lại không để ý tới.
Việc trưng bày nhiều sản phẩm trong cùng một quầy có tác dụng làm bạn nhận thấy giá của chúng rẻ hơn nhiều so với những sản phẩm để trên kệ. Và những món đồ đó thường được đặt ở những nơi dễ nhìn thấy để khách hàng phát hiện nhanh nhất.
6. Cổng chống trộm thực ra dùng để đếm số lượng khách hơn là việc kiểm soát
Tại tất cả các siêu thị lớn thường lắp đặt các cổng có thiết bị chống trộm. Nhiệm vụ chính của chúng nhiều người lầm tưởng là theo dõi trộm cắp. Tuy nhiên đó hoàn toàn là sai lầm. Chúng được đặt ở đó để đếm xem có bao nhiêu lượng khách ra vào siêu thị trong ngày.
Bằng cách này, siêu thị sẽ tính toán được số lượng người vào mua, không mua. Từ đó phân tích được chiến lược maketing của mình.
Nếu bạn thấy cảnh nhân viên cúi người khi đi qua cửa thì đừng bất ngờ. Đó chỉ là cách họ cố gắng tránh hệ thống xác định nhầm người mua hàng mà thôi.
7. Thay đổi cách đóng gói
Cách nhiều siêu thị đang sử dụng để bán một món đồ trông tầm thường là đóng gói chúng lộng lẫy như một món quà. Làm như thế vừa có thể tăng giá bán lại kích thích được sự hứng thú từ người mua hàng.
Giá của những sản phẩm đã được "mông má" sẽ đắt hơn rất nhiều. Người tiêu dùng không phát hiện ra, thậm chí còn vui vẻ khi chi tiền mua món đồ như thế.
8. Giấu giếm khéo léo các thông tin quan trọng
Các chuyên gia maketing luôn biết cách khéo léo khoe ra các lợi thế của sản phẩm để người tiêu dùng nhầm lẫn.
Ví dụ trong trường hợp này, nếu nhìn vào hộp nước ép lê có thẻ bạn sẽ mặc định hình quả lê đang được in trên bao bì. Tuy nhiên, nếu tinh ý phát hiện, thực ra còn có cả sự xuất hiện của các quả táo.
Thực ra nước trong hộp là nước ép táo pha thêm vị lê. Điều này người tiêu dùng cũng không thể trách nhà sản xuất vì họ đã ghi trên bao bì.
Chỉ là nhà sản xuất đã quá khéo léo giấu giếm các thông tin quan trọng. Nếu không phát hiện ra lỗi đích thị từ khách hàng.
9. Kích cỡ ảnh hưởng đến hành vi
Các nhà sản xuất thanh socola đang cố gắng chia sản phẩm của mình thành những miếng to hơn để giúp khách hàng có cảm giác họ đang ăn ít đường hơn. Dù thực tế, trọng lượng của nó vẫn giữ nguyên.
Hoặc cách làm khác, họ thay đổi trọng lượng của sản phẩm nhưng lại không thay đổi loại hộp và giảm giá xuống. Bằng cách này, bạn vẫn mua sản phẩm quen thuộc, tâm lý vui vẻ vì thấy giá giảm mà không biết trọng lượng của nó cũng bị giảm đi rồi.
10. Ngăn cách sản phẩm để hạn chế tối đa trường hợp đàn ông đi mua sắm cùng phụ nữ
Các nhà bán lẻ thừa biết rằng phụ nữ thường có hành động tự phát trong mua sắm nhiều hơn đàn ông. Đó chính là lí do tại sao những người thiết kế các cửa hàng thường đặt các sản phẩm của đàn ông gần với lối ra để làm “chốt chặn” trong khi phụ nữ có thể yên tâm tiếp tục công cuộc làm đầy chiếc xe đẩy của mình ở sâu bên trong các siêu thị.