Đi đến kết hôn là quyết định không hề dễ dàng của bất kì ai nên ly hôn là điều chẳng ai mong muốn.
Một nghiên cứu của NCBT (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia) đã thăm dò 52 người (31 phụ nữ và 21 nam giới) - những người đã kết thúc hôn nhân sau hơn chục năm chung sống - với mục đích lượm lặt thông tin về lý do tại sao cuộc hôn nhân của họ thất bại.
Và dưới đây là 10 nguyên do chính khiến hôn nhân tan vỡ:
1. Ít hoặc không được giáo dục trước hôn nhân - 13,3%
Mặc dù tất cả những người được khảo sát đều đã tham gia một khóa học giáo dục để giải quyết xung đột trong hôn nhân, nhưng số đông nghĩ rằng nó vẫn chưa đủ.
"Tôi có thể ước rằng chúng tôi sẽ có nhiều lời khuyên trước hôn nhân hơn và có ai đó nói với chúng tôi rằng chúng tôi không nên kết hôn", một người tham gia nói.
Một người khác giải thích rằng, trong khi khóa học rất hữu ích trong giao tiếp nhưng nó không thực tế để giúp ích trong hôn nhân: "Tư vấn trước hôn nhân dạy bạn cách hòa hợp, và bạn nên giao tiếp để thỏa hiệp, nhưng nó không thực sự nói về các giai đoạn cụ thể của một cuộc hôn nhân theo thời gian".
2. Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình - 17,3%
Theo Huffington Post, một nghiên cứu dài 26 năm đã xem xét 373 cặp vợ chồng, một người chồng có mối quan hệ thân thiết với gia đình vợ có thể giảm 20% nguy cơ ly hôn.
Tuy nhiên, một người vợ có mối quan hệ thân thiết với gia đình chồng làm tăng nguy cơ ly hôn. Theo nhà nghiên cứu, nhà tâm lý học và giáo sư Terri Orbuch của nghiên cứu: "Các bà vợ nên duy trì ranh giới với gia đình của chồng, còn các ông chồng nên nhớ quan tâm đến gia đình vợ và coi họ là quan trọng".
3. Vấn đề sức khỏe - 18,2%
Theo Elizabeth Ochoa, một cố vấn hôn nhân và nhà tâm lý học trưởng tại Trung tâm y tế Beth Israel ở thành phố New York, bệnh tật có thể gây bất lợi cho hôn nhân.
"Bệnh tật tạo ra nợ nần, đau đớn và đánh mất tự tin vào bản thân. Điều đó có nghĩa là người mang bệnh không thể duy trì cuộc sống bình thường mà phải đòi hỏi bạn đời giúp đỡ. Trong khi một số cặp vợ chồng có sức khỏe ổn định sẽ giải quyết vấn đề đó tốt hơn những người khác", cô nói với Health.com.
4. Bạo lực gia đình - 23,5%
Gần một phần tư những người tham gia khảo sát NCBI đã trích dẫn cả lạm dụng thể xác và tinh thần trong hôn nhân của họ như là một đóng góp chính cho việc ly hôn.
Nhiều người được hỏi giải thích rằng sự lạm dụng đã phát triển theo thời gian, với những chu kỳ lạm dụng dữ dội hơn kèm theo đó là sự hối hận mạnh mẽ.
"Có những lúc tôi cảm thấy bị đe dọa về thể xác. Tôi sợ bị ăn bạt tai, sợ bị cùi chỏ vào mặt... Tôi sợ nó sẽ xảy ra lần nữa", một người chia sẻ.
Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNDOC) phát hiện ra rằng 50.000 phụ nữ bị cố ý giết trong năm 2017 bởi một đối tác lãng mạn hoặc thành viên gia đình.
5. Lạm dụng chất kích thích - 34,6%
Ít nhất một cặp trong 50% các cặp vợ chồng được khảo sát cho rằng lạm dụng chất gây nghiện là một vấn đề quan trọng gây nên tan vỡ hôn nhân.
"Anh ấy không bao giờ thừa nhận rằng anh ấy đã uống rượu. Tôi không có ý ngăn cản anh ấy. Đó là tôi quan tâm đến sức khỏe của chồng và không muốn anh ấy mắc bất kì bệnh tật nào", một người tham gia giải thích.
6. Vấn đề tài chính - 36,1%
Theo Forbes, cách chi tiêu tiền mâu thuẫn có thể gây bất lợi cho các cặp vợ chồng. Nếu một người chỉ biết tiêu, và một người luôn tiết kiệm thì căng thẳng có thể nảy sinh khi cố gắng quyết định tiền lương sẽ đi về đâu.
Điều quan trọng là tìm cách dung hòa các thói quen sử dụng tiền bạc khác nhau để bổ sung cho nhau. Chẳng hạn, người tiết kiệm có thể phụ trách kế hoạch để dành tiền lương hưu sau này, trong khi người chi tiêu chịu trách nhiệm chi tiêu ngắn hạn.
7. Kết hôn quá trẻ - 45,1%
Trong nghiên cứu, những người kết hôn ở độ tuổi trung bình là 23,3 tuổi có khả năng ly hôn cao hơn. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, tuổi kết hôn đã thay đổi mạnh mẽ trong 50 năm qua.
Năm 1960, 59% những người trong độ tuổi 18-29 đã kết hôn. 50 năm sau, năm 2010, con số đó giảm xuống còn 20%. Và vào năm 2011, độ tuổi trung bình cho một cuộc hôn nhân đầu tiên đối với một người đàn ông là 28,7 và 26,5 đối với một người phụ nữ. 50 năm trước, cả hai đều ở độ tuổi 20.
8. Quá nhiều xung đột và tranh cãi - 57,7%
Quá nhiều xung đột và tranh cãi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn (Ảnh minh họa).
Những người tham gia khảo sát tiết lộ rằng, nói chung, xung đột của họ không được giải quyết một cách bình tĩnh hoặc hiệu quả - và nó chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Họ báo cáo rằng: "Các vấn đề giao tiếp gia tăng về tần suất và cường độ trong suốt cuộc hôn nhân của họ, dần dần cả hai mất kết nối và không còn muốn duy trì tương tác với nhau".
9. Ngoại tình - 59,6%
Theo nghiên cứu, "ngoại tình thường được trích dẫn là một bước ngoặt quan trọng làm mối quan hệ xấu đi". Trên thực tế, đó là điểm mấu chốt phổ biến nhất dẫn đến ly hôn.
Niềm tin là vô cùng quan trọng trong hôn nhân và cảm giác bị lãng quên, không an toàn hoặc sợ bị bỏ rơi sẽ dẫn đến chia ly trong thời gian sớm hay muộn.
10. Thiếu cam kết - 75%
Mặc dù một số người sẽ nói rằng hôn nhân là cam kết cuối cùng, 75% những người được khảo sát nói rằng sự thiếu cam kết đóng một phần trong sự sụp đổ cuộc hôn nhân của họ.
"Tôi nhận ra rằng đó là sự thiếu cam kết từ phía tôi vì tôi không thực sự cảm thấy hòa hợp với anh ấy. Tôi luôn cảm thấy anh ấy chỉ như một người bạn đối với tôi", một người tham gia giải thích.
Trước khi bước chân vào hôn nhân hãy suy nghĩ thật kĩ, chuẩn bị hành trang đầy đủ để không cảm thấy chông chênh trên con thuyền mới với vô vàn sóng gió, bão táp có thể ập tới bất cứ lúc nào.
Người bạn lựa chọn sẽ chung sống với bạn cả đời và trên quãng đường dài đằng đẵng ấy, hãy luôn tỉnh táo để giải quyết những xung đột một cách thấu tình đạt lý nhất. Đừng để cuộc hôn nhân của mình đi vào bế tắc và kết thúc buồn bằng hai từ: Ly hôn.