Ung thư là căn bệnh nguy hiểm thế nào ai cũng đã biết, vấn đề chính là giải pháp phòng ngừa thế nào cho hiệu quả thì cho đến nay vẫn là một câu hỏi có nhiều đáp án. Bởi nguyên nhân gây ung thư khá phức tạp khiến cho việc phòng ngừa phải dựa trên nhiều giải pháp khác nhau.
Sau đây là 10 khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe về cách phòng ngừa ung thư mà bất kỳ ai cũng nên tham khảo để áp dụng nếu thấy cần thiết.
1. Ăn táo mỗi ngày
Trong quan niệm dân gian có từ xa xưa, lời khuyên của cổ nhân cho thế hệ sau có câu nổi tiếng rằng "mỗi ngày ăn một quả táo, bạn sẽ không phải đến gặp bác sĩ".
Sở dĩ có ý kiến như vậy là vì, các nghiên cứu từng công bố rằng, táo là loại trái cây tươi ngon, giàu các loại khoáng chất như vitamin, sắt và kẽm, là loại trái cây giàu dinh dưỡng và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, bạn có thể dễ dàng mua được vào nhiều thời điểm trong năm.
Tác dụng chống ung thư của nó không thể được đánh giá thấp, ăn một quả táo mỗi ngày có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bạn một cách hiệu quả hơn.
"Mỗi ngày ăn một quả táo, bạn sẽ không phải đến gặp bác sĩ" |
2. Uống một cốc nước lọc ấm ngay sau khi ngủ dậy vào buổi sáng
Uống một cốc nước đun sôi đang còn ấm vào buổi sáng là cách tốt để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, cải thiện tinh thần trong ngày, thúc đẩy sự hấp thụ nhu động ruột và giúp ngăn chặn việc sản sinh tế bào ung thư.
3. Uống nước nên thêm một ít mật ong
Nếu bạn có được loại mật ong tự nhiên và an toàn, đây là mật từ hoa do ong thu thập được nên có giá trị dinh dưỡng rất nổi bật, đa dạng và rất có lợi cho cơ thể.
Theo nghiên cứu, mật ong có ấm và ngọt, rất có lợi cho việc thể thúc đẩy sự phục hồi của cơ thể, đặc biệt tốt cho những bệnh nhân mới ốm dậy hoặc người có cơ thể suy nhược. Người bệnh sau khi phẫu thuật nên uống mật ong để vết thương nhanh lành hơn.
Theo các chuyên gia, các loại rau củ quả tươi giàu chất dinh dưỡng và chứa các chất dinh dưỡng tự nhiên rất cần cho sức khỏe cơ thể như cellulose, khoáng chất và vitamin.
Ăn rau củ quả thường xuyên có thể giúp cho nhu động ruột hoạt động trơn tru, cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng đầy đủ và tối ưu, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho đường ruột.
Đặc biệt là những người dễ bị đầy hơi, phải nhớ rằng bạn nên tập cách ăn nhiều rau hơn.
5. Ăn thịt vừa phải
Nếu bạn hoàn toàn không ăn thịt cũng không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn ăn thịt, thì lời khuyên dành cho bạn là nên ăn một lượng vừa phải, thích hợp. Bởi thịt chứa nhiều protein và protein là một thành phần quan trọng để cấu tạo nên cơ thể và là một phần quan trọng tạo ra tế bào.
Nếu không có protein, việc thay thế các tế bào của con người sẽ bị cản trở, vì vậy cần ăn một ít thịt đúng cách để giúp cải thiện chức năng thể chất và chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt lại có thể gây hại cho cơ thể vì các cơ quan nội tạng phải làm việc quá tải để xử lý.
6. Đừng coi nhẹ bệnh nhỏ, bệnh nhẹ tích tụ sẽ trở nên nặng hơn
Nhiều người sợ chi tiền và không sẵn sàng đến bệnh viện để điều trị những căn bệnh nhỏ nhặt. Đây chính là thói quen xấu khiến cho những căn bệnh nhỏ trong cơ thể phát triển đến mức nặng hơn.
Cuối cùng, sau một thời gian dài, căn bệnh nhỏ đã trở thành một căn bệnh nghiêm trọng và có thể bạn sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho việc điều trị, thậm chí có thể bị đe dọa tính mạng.
Vì vậy, hãy nhớ rằng bạn không nên trì hoãn việc thăm khám và điều trị bệnh trị kịp thời bởi đây là là lựa chọn tốt nhất trong việc phòng ngừa bệnh tật.
7. Thuốc bổ và thực phẩm bổ là khác hẳn nhau
Nhiều người bị nhầm lẫn giữa thuốc bổ và thực phẩm bổ. Đều là "bổ" – nghĩa là tốt cho cơ thể, nhưng thực phẩm bổ và thuốc bổ là hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ dưỡng hàng ngày, nhưng lại phải cân nhắc thật kỹ khi dùng thuốc bổ. Bởi trong thuốc bổ có thuốc, mà thuốc thì không có lợi cho sức khỏe nếu bác sĩ không yêu cầu bạn uống để điều trị một loại bệnh nào đó.
Thực phẩm bổ là thứ bạn ăn để chăm sóc sức khỏe, giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh cường tránh hơn. Nhưng thực phẩm bổ không phải là thứ để có thể điều trị bệnh. Vì vậy, nếu bạn có bệnh thì bạn phải uống thuốc cho đúng, đừng nhầm lẫn giữa việc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể.
Đã có nhiều người có bệnh nhưng không chữa, chỉ ăn thực phẩm bổ dưỡng với ý nghĩ sẽ chữa được bệnh. Trong khi nhiều người khỏe mạnh, lại sử dụng thuốc bổ, vì nghĩ rằng uống thuốc sẽ bổ. Điều này là không cần thiết.
8. Tập thể dục một giờ mỗi ngày
Để phòng ngừa ung thư nói riêng và các loại bệnh tật khác nói chung, việc phát triển thói quen tập thể dục sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Vận động thường xuyên có tác dụng phòng ngừa sự lão hóa của bệnh tim mạch và mạch máu não. Cho dù bạn là người già hay trẻ, việc phát triển thói quen tập thể dục tốt sẽ rất có lợi cho việc cải thiện khả năng miễn dịch và nhanh chóng loại bỏ các tế bào bị hư hại.
9. Ăn ít thức ăn chứa dầu mỡ
Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây ra một gánh nặng lớn cho dạ dày và các cơ quan nội tạng trong cơ thể, ăn nhiều quá sẽ khiến cho dạ dày và các cơ quan tiêu hóa không có cơ hội nghỉ ngơi để sửa chữa những hỏng hóc trong quá trình vận hành.
Tiêu thụ lâu dài thực phẩm nhiều dầu mỡ, theo thời gian, dạ dày không có cơ hội nghỉ ngơi đủ, rất dễ dẫn đến bị bệnh, dẫn đến ung thư.
10. Ăn nhiều ngũ cốc hơn
Ngũ cốc thô chứa một lượng lớn chất vitamin B1, có thể ngăn ngừa bệnh hôi chân và một số bệnh khác. Ngoài ra, ngũ cốc thô giàu chất cellulose và vitamin, là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng ngũ cốc để nấu cháo nguyên hạt, vừa là một món ăn ngon lại có thể giúp cơ thể khỏe mạnh.
Đây là những lời khuyên được tổng hợp từ nhiều nghiên cứu và ý kiến khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe. Mỗi người nên tham khảo và áp dụng cho bản thân mình. Nếu bạn thấy bổ ích, hãy chia sẻ cho người khác để mọi người cùng nhau nâng cao sức khỏe bản thân. Duy trì lối sống lành mạnh.