10 cách cân bằng tâm lý cho con vượt qua đại dịch Covid-19

GD&TĐ - Dịch Covid-19 xảy ra có thể ví như một “cơn sang chấn”, mang theo rất nhiều cung bậc cảm xúc như lo lắng, căng thẳng, bất an... và trẻ em ở mọi lứa tuổi đặc biệt cảm nhận rất rõ điều này.

10 cách cân bằng tâm lý cho con vượt qua đại dịch Covid-19
Chuyên gia tâm lý Pepper chia sẻ, chị đang là mẹ của hai con nhỏ nên hiểu là giãn cách ở nhà không chỉ người lớn mới căng thẳng, mà cả trẻ con cũng có những lúc mất cân bằng về cảm xúc, với những suy nghĩ riêng của tụi nhỏ.
Con trẻ được nghỉ học quá lâu, không được gặp bạn bè lại thay đổi thói quen sinh hoạt, không được ra ngoài như cũ… Tụi nhỏ chưa đủ hiểu là vì Covid đang hoành hành nên rất dễ bị rơi vào căng thẳng, buồn bã.
Để giúp con bình tĩnh lại, đầu tiên hết, chính bố mẹ phải có bình an trong tâm trí trước đã. Đủ vui, đủ nhẹ nhàng, đủ năng lượng, bố mẹ có thể cùng con thử những hoạt động sau :
1. Tập thể dục cùng con
Mỗi ngày, hãy bật youtube hướng dẫn thể dục hoặc hướng dẫn nhảy để bố mẹ tập với con.
Khi cùng nhau luyện tập, ngoài giúp nâng cao hệ miễn dịch, các hocmon tiết ra trong não bộ khi vận động còn giúp tạo cảm giác "đồng đội" giữa con với bố mẹ.
2. Đọc sách cùng con
Thay vì xem tivi, đọc sách chính là cách tạo thói quen tốt cho con trẻ để nâng cao kiến thức và ý thức. Một vài quyển sách bố mẹ nên mua cho con tuổi teen đề phát triển lòng nhân ái ở con như: Những tấm lòng cao cả; Bí mật của sự may mắn; Chuyện về các danh nhân thế giới; Hoàng tử bé; Hachiko - chú chó đợi chờ...
3. Tâm sự cùng con
10 cách cân bằng tâm lý cho con vượt qua đại dịch Covid-19 ảnh 1
Nên có những buổi tối cả nhà ra ban công, bày vài món ăn con thích, bày vài trò chơi như cờ cá ngựa, uno hay bất kì trò nào để chơi với nhau nhẹ nhàng, mình đặt cho con vài câu hỏi về cảm xúc của con. Đây là cách kết nối từ từ với con một cách gần gũi mà không quá nghiêm trọng.
4. Học cùng con
Được ở nhà, không còn quá bận rộn ở công ty, cũng là lúc bố mẹ nên thử học cùng con đề hiều việc học của con căng thẳng thể nào, để mình bớt áp lực con khi con đi học.
5.  Làm quà tặng tiền tuyến
Con cái không hẳn nghe theo lời bố mẹ dạy , nhưng con sẽ học hầu như tất cả từ cách bố mẹ làm. Để con trở thành người có trách nhiệm, biết nghĩ cho cộng đồng, hãy cùng con mình có thể làm thủ công những chiếc mặt nạ che mặt bằng plastic để hỗ trợ các chiến sĩ và y bác sĩ trong khu cách ly. Hướng dẫn làm có rất nhiều trên you - tu - be, đây là lúc kết nối cả nhà rất dễ.
6. Cho đi cùng con
Thay vì chỉ nghĩ cho bản thân, hãy dạy con biết sẻ chia cho những mảnh đời kém may mắn hơn con. Cho đi là cách giúp con hiểu những may mắn, những điều tốt nhất bố mẹ dành cho con, để con trân trọng gia đình hơn. Mình cùng nhau nấu cơm, hoặc gói mì, gói sữa gửi cho hội phát quà từ thiện cho người nghèo khó đang cần thức ăn trong mùa dịch.
7. Tư vấn với chuyên gia tâm lý để hiểu con
Con trẻ và bố mẹ có những cách nghĩ, cách nhìn khác nhau về cuộc sống. Chăm lo sức khoẻ tinh thần của con, với sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý, là điều không thể thiếu để con vui khoẻ, tinh thần vững vàng.
8. Nói yêu con
Ôm con, hôn con, xoa đầu, vỗ vai, lên tinh thần và nói yêu con, có tác dụng hiệu quả hơn vật chất rất rất nhiều.
9.  Dạy con cách thiết lập 24h hiệu quả
Điều khiến con trẻ hay mất tập trung hoặc không đạt hiệu quả trong cuộc sống và học tập, đa phần nằm ở chỗ con không biết lập kế hoạch 24h. Đây là lúc , mình có thời gian , ngồi xuống và dạy con kĩ năng này.
10. Cầu nguyện cùng con
Dạy con cầu bình an, cho thế giới, cho người thân và cho chính mình. Năng lượng tốt lành lúc cầu nguyện chính là khoảnh khắc đẹp cả nhà dành cho nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...