Giải tỏa áp lực tâm lý cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

GD&TĐ - Hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ diễn ra, học sinh có nhiều tâm trạng khác nhau, tự tin nhưng xen lẫn cả lo lắng.

Nguyễn Đình Bảo Khánh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Cầu Giấy.
Nguyễn Đình Bảo Khánh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Cầu Giấy.

Tận dụng thời gian để luyện đề

Nguyễn Đình Bảo Khánh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, em vừa nhận chứng chỉ IELTS 8.0. Đây là lợi thế của Khánh so với các bạn bởi em được miễn thi Ngoại ngữ để xét tốt nghiệp.

“Do có chứng chỉ nên em giảm một phần áp lực, có thể dành thời gian học cho các môn Toán, Văn, Lý, Hóa, Sinh. Hiện tại, em đang tập trung củng cố kiến thức đã học và luyện đề để học thêm các dạng bài mới nhằm nâng điểm thi tốt nghiệp”, Khánh bộc bạch.

Để tự tin hơn trước kỳ thi tốt nghiệp cũng như xét tuyển vào đại học, Đỗ Việt Thành, học sinh lớp 12D1, Trường THPT Hưng Yên (Hưng Yên) đã cố gắng học tập và đạt IELTS 6.5.

“Từ khi có chứng chỉ và đạt mức điểm như mong đợi, em như được tiếp thêm sức mạnh về mặt tinh thần. Giảm bớt một môn ôn thi, em không còn thức quá khuya để học, chủ yếu dậy sớm ôn lại kiến thức. Giai đoạn này, em lên kế hoạch ôn và luyện đề theo ngày, mỗi ngày học một môn. Ví dụ: thứ hai học Toán, thứ ba học Văn...”, Thành chia sẻ.

Nguyễn Thị Mỹ Huyền, học sinh lớp 12D2, Trường THPT Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tận dụng mọi thời gian ôn tập, luyện đề.

“Em cố gắng luyện nhiều để nhất có thể để kiểm tra xem năng lực của mình đến đâu. Em thường tự bấm giờ rồi làm đề như thi thật. Sau đó xem mình sai những lỗi gì và củng cố lại kiến thức thức phần đó, tránh trường hợp gặp rồi nhưng không biết làm", Huyền tâm sự.

Hoàng Phương Linh, học sinh lớp 12D1, Trường THPT Yên Hòa.
Hoàng Phương Linh, học sinh lớp 12D1, Trường THPT Yên Hòa.

Hoàng Phương Linh, học sinh lớp 12D1, Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, em đã nắm chắc kiến thức cơ bản nên chỉ tập trung luyện đề nâng cao.

“Hiện tại, em tập trung học những câu khó để bổ sung thêm kỹ năng phản xạ, rèn luyện tư duy nâng cao. Em cũng khá lo lắng nhưng không để nó ảnh hưởng đến việc ôn tập”, Linh nói.

Học kết hợp thư giãn, nghỉ ngơi

TS Nguyễn Thanh Nga chia sẻ về bí quyết giúp học sinh giải toả áp lực, căng thẳng
TS Nguyễn Thanh Nga chia sẻ về bí quyết giúp học sinh giải toả áp lực, căng thẳng

TS. Nguyễn Thanh Nga, giảng viên môn Tâm lý học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, đây là giai đoạn “khó nhằn” với các sĩ tử 2k5. Nhiều em lo lắng đến nỗi “ăn không ngon, ngủ không yên” khiến việc ôn tập thiếu hiệu quả.

Theo cô Nga, để giảm bớt áp lực tâm lý trước kỳ thi, học sinh nên đặt mục tiêu, nguyện vọng phù hợp với năng lực bản thân. Đồng thời, không gồng ép mình chọn ngành nghề “hot” hay bắt trend.

Cô Nga cho rằng, giai đoạn “nước rút”, học sinh nên học kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn để không quá căng thẳng, áp lực. Một số lưu ý nhỏ giúp ổn định tâm lý như luôn để đầu óc ở trạng thoải mái, học kết hợp với nghỉ ngơi, giải trí bằng việc tham gia các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, thiền hoặc yoga.

"Đặc biệt, học sinh nên dành khoảng thời gian nhỏ để tái tạo năng lượng, các em có thể ngồi ở một nơi yên tĩnh và nghe nhạc không lời. Việc này giúp đầu óc, tinh thần trở nên nhẹ nhàng, bước đệm để học sinh tiếp tục cố gắng hoàn thành mục tiêu đặt ra”, cô Nga chia sẻ.

Không chỉ học sinh, phụ huynh cũng rất lo lắng cho con em mình khi mùa thi đến gần. Tuy nhiên, nếu lo lắng thái quá vô hình chung tạo áp lực lớn cho các em.

“Cha mẹ nên là người bạn đồng hành, hỗ trợ con trong quá trình ôn thi. Thời gian này, thay vì tạo áp lực, bố mẹ có thể hỗ trợ việc nhà, bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin để con có thể lực tốt. Đồng thời, nhắc nhở con không học quá khuya” cô Nga khuyên.

Cô Nga lưu ý, khoảng thời gian trước kỳ thi từ 1 – 2 ngày, học sinh nên rút ngắn thời gian học tập, chỉ đọc lại phần kiến thức còn yếu. Tránh trường hợp, ôm đồm dẫn đến căng thẳng, gây ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Kiến tạo chính sách phù hợp

GD&TĐ - Hướng tới quốc tế hóa môi trường học thuật, ngày càng có nhiều trường đại học sử dụng giảng viên nước ngoài.

Một chiếc Abrams của Ukraine mang thêm giáp lồng.

Chiến thuật sử dụng xe tăng thay đổi

GD&TĐ - Máy bay không người lái (UAV) tự sát được coi là nguyên nhân khiến nhiều lực lượng phải thay đổi chiến thuật sử dụng xe tăng của mình.

Minh họa/INT

Thoát hiểm qua khe cửa hẹp

GD&TĐ - Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã giữ được cương vị cầm quyền qua cuộc bầu thủ tướng ở quốc hội, cho dù liên minh của ông không chiếm đa số.