Yêu cầu làm rõ tờ khai xuất khẩu gạo lúc 0 giờ

Yêu cầu làm rõ tờ khai xuất khẩu gạo lúc 0 giờ

Xuất khẩu gạo lúc nửa đêm

Sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020 là 400.000 tấn gạo, nhằm giải cứu các doanh nghiệp kinh doanh gạo. Ngày 10/4, Bộ Công Thương có Quyết định 1106, áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo (mã HS 10.06) trong tháng 4/2020 là 400.000 tấn có hiệu lực từ lúc 0 giờ ngày 11/4.

Do đó, ngay từ tối 11/4, nhiều doanh nghiệp đã “canh” phần mềm điện tử của Tổng cục Hải quan mở để lập tờ khai hải quan. Tuy nhiên, đến sáng 12/4, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã không thể vào website của Tổng cục Hải quan để đăng ký tờ khai.

Theo các doanh nghiệp, ngay từ lúc 0 giờ cùng ngày cho đến 3 giờ sáng, số lượng gạo đăng ký tờ khai xuất khẩu đã đạt mốc 399.999,73 tấn, đạt trên 99,99%. Có doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thành công vài trăm tờ khai hải quan với số lượng lên tới 96.234 tấn (gần bằng 1/4 số lượng gạo Chính phủ cho phép xuất khẩu). Từ sự bất thường này, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã kêu cứu đến Thủ tướng với lý do có “lợi ích nhóm” trong kê khai hải quan.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẳng định, hệ thống thông quan điện tử của hải quan Việt Nam được chính phủ Nhật Bản tài trợ và đã được thông quan tự động từ mấy năm nay. Tất cả tờ khai, thủ tục hải quan thực hiện trên điện tử 24/7. Tức là doanh nghiệp khai mọi lúc mọi nơi. Không có sự can thiệp, tác động chủ quan của công chức hải quan. Các doanh nghiệp tự động đăng ký tờ khai giống như các hàng hóa khác nhưng chỉ khác điều kiện là chỉ giới hạn trong 400.000 tấn gạo.

Tổng cục Hải quan Việt Nam thì cho biết, kể từ 24 giờ ngày 11/4, hệ thống đã được thiết lập để tự động trừ lùi số lượng gạo xuất khẩu trong hạn ngạch được phép xuất khẩu. Nguyên tắc là tờ khai đăng ký trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước. Không có sự can thiệp của công chức hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động dừng tiếp nhận khi chạm mốc hạn ngạch 400 nghìn tấn.

Nhiều tỉnh đề xuất cho phép xuất khẩu gạo

Liên quan đến hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020. Sáng 16/4, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đã ký công văn phúc đáp Bộ Công Thương liên quan đến việc cấp phép xuất khẩu gạo nếp. Theo Bộ NN&PTNT diện tích trồng lúa nếp hiện tập trung nhiều tại các tỉnh Long An và Giang An. Trong vụ đông xuân 2019 - 2020, tỉnh Long An có diện tích gieo trồng khoảng 65.000, sản lượng ước đạt 430.000 tấn lúa nếp, tương đương khoảng 258.000 tấn gạo nếp. Trong khi tỉnh An Giang gieo trồng khoảng 44.000 ha, sản lượng ước đạt 325.000 tấn lúa nếp, tương đương khoảng 195.000 tấn gạo nếp.

Trên cơ sở thống kê này, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục cho phép xuất khẩu gạo nếp hàng hóa của vụ đông xuân 2019 - 2020 và đề nghị cung cấp tình hình xuất khẩu, nhu cầu của thị trường, để làm cơ sở điều tiết tỷ lệ diện tích và sản lượng lúa nếp trong các vụ tiếp theo.

Liên quan đến sự việc này, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. 

Trong đó nêu cụ thể về quy trình, cách làm, danh sách các doanh nghiệp, thời gian mở tờ khai hải quan và số lượng gạo xuất khẩu của từng doanh nghiệp đã đăng ký thành công trên hệ thống; Công tác phối hợp với Bộ Công Thương về việc này. Yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo việc mua dự trữ lương thực theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Công văn của Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo về việc phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng liên quan đến vấn đề trên. Hai Bộ có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung trên trước ngày 18/4.

Cũng liên quan đến việc xuất khẩu gạo, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2953/VPCP-KTTH gửi Bộ Công Thương liên quan đến các kiến nghị của các địa phương xung quanh việc xuất khẩu gạo. Theo đó, Văn phòng Chính phủ đã nhận được kiến nghị của UBND tỉnh Long An, UBND tỉnh An Giang và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang về việc xuất khẩu gạo, trong đó có đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nếp.

Căn cứ quy chế làm việc của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tổng hợp các kiến nghị của UBND các tỉnh Long An, An Giang, báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4 và đề xuất phương án xuất khẩu gạo trong tháng 5, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.