Yên Bái tiếp tục lựa chọn cách thức giao bài tại nhà ở địa bàn khó khăn

GD&TĐ - Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy Yên Bái về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, ngành GD&ĐT Yên Bái đã triển khai nhiệm vụ kép "học và chống dịch" với quyết tâm và trách nhiệm cao.

Lo lắng giữ gìn vệ sinh chống dịch cho học sinh người H"Mông trong lớp học.
Lo lắng giữ gìn vệ sinh chống dịch cho học sinh người H"Mông trong lớp học.

 Quyết tâm cao

Theo nhà giáo Vương Văn Bằng – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái: Từ khi bùng phát dịch bệnh Covid-19, ngành GD&ĐT Yên Bái đã thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của cấp trên, yêu cầu đến các cơ sở giáo dục trong toàn ngành thực hiện một cách nghiêm túc, quyết liệt. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến mới, ngày 4/5/2021, Sở GD&ĐT đã có hướng dẫn thực hiện việc tổ chức dạy học, ôn tập, kiểm tra học kỳ II, năm học 2020-2021 phù hợp với diễn biến tình hình mới theo hướng chủ động điều chỉnh nội dung, kế hoạch giáo dục, thời lượng giáo dục trong ngày để tổ chức dạy học, ôn tập, đảm bảo đạt các mục tiêu chính ở chủ đề cuối của năm học.

Nhà giáo Nguyễn Trường Giang - Trưởng Phòng GD&ĐT TP Yên Bái cho biết: Diễn biến dịch phức tạp, chúng tôi bám sát chỉ đạo của cấp trên. Cùng với việc tổ chức học tập bình thường, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện dạy học trực tuyến ở những trường có điều kiện. Đồng thời hướng dẫn khai thác các video, clip trên kênh thông tin truyền hình các trang website... để đảm bảo tiến độ hoàn thành chương trình. Phòng cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện công tác tuyên truyền đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh các biện pháp phòng, chống dịch theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tổ chức học trực tuyến cho học sinh ở nơi đảm bảo đủ điều kiện.
Tổ chức học trực tuyến cho học sinh ở nơi đảm bảo đủ điều kiện.

Để tăng cường hiêu quả tuyên truyền phòng chống dịch, Sở GD&ĐT đã thành lập các nhóm Zalo lãnh đạo các phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc Sở phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh, tin nhắn Brandname để chỉ đạo, thông tin kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Sở GD&ĐT cũng tổ chức các đoàn công tác đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Qua kiểm tra nhanh, các trường học đã thực hiện khá tốt các nội dung trong các văn bản chỉ đạo.

Ứng phó trước tình hình mới

Diễn biến mới, từ ngày 3/5 đến 12/5/2021, toàn ngành GD&ĐT có 43.690 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc các đối tượng F1, F2, F3, F4; trong đó F1 có 45 người, F2 có 3.748 người, F3 có 24.151 người, F4 có 15.746 người. Ngay lập tức Sở GD&ĐT đã có những biện pháp quyết liệt, đến thời điểm này toàn ngành GD&ĐT không có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh nhiễm dịch bệnh Covid-19. Điều này buộc học sinh một số địa bàn của tinh nghỉ học, các biện pháp dạy học thời chống dịch Covid-19 được kích hoạt, học trực tuyến, học qua hình thức giao phiếu bài tập (trực tiếp hoặc qua mạng xã hội) có nội dung hướng dẫn học sinh tự học, ôn tập và bài tập.  

Giao bài tại nhà cho học sinh ở vùng dân tộc, Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca
Giao bài tại nhà cho học sinh ở vùng dân tộc, Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca

Trong thời gian học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 10/5 - 13/5/2021, đa dạng các hình thức dạy học để đảm bảo kiến thức cho học sinh là điều ghi nhận được. Yên Bái đã tổ chức dạy học trực tuyến ở các cấp. Với những nơi không tổ chức học trực tuyến được, các nhà trường đã triển khai hinh thức giao phiếu bài tập, cách thức nào đã khắc phục được hạn chế về điều kiện công nghệ và mạng Internet ở các khu vực dân cư, đặc biệt là vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Như ở Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên. Thầy Hiệu trưởng Liễu Anh Cường cho biết: Là địa bàn vùng khó có đông người dân tộc H"Mông sinh sống nên chúng tôi tiếp tục lựa chọn cách thức giao bài tại nhà cho HS, đây là cách làm hiệu quả được đánh giá cao từ năm học trước.

Bài học kinh nghiệm được Yên Bái ghi nhận được là: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Nói như nhà giáo Phạm Mạnh Tưởng, Trường Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu: Chúng tôi yêu cầu các cơ sở giáo dục thường xuyên giữ mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh, giữa giáo viên và học sinh trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là làm tốt công tác tư tưởng và quán triệt đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh thông qua các phương tiện thông tin, qua internet, zalo,... Ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch, chủ động phòng tránh là cách thức giữ an toàn tốt nhắt cho nhà trường và học sinh.

Để đảm bảo an toàn trường học trong thời điểm hiện tại và sau này, Sở GD&ĐT tiếp tục yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế. Quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị về việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị để lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại đơn vị. Trường hợp để xảy ra lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục tại địa phương nào thì Trưởng phòng GD&ĐT, Thủ trưởng đơn vị đó chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên theo quy định - Giám đốc Vương Văn Bằng nhấn mạnh. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.