Yên Bái: Kinh nghiệm từ mạng lưới trường lớp

GD&TĐ - Năm học 2016 – 2017, Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành công bước đầu.

Yên Bái: Kinh nghiệm từ mạng lưới trường lớp

Quyết liệt xóa điểm lẻ

Theo Giám đốc Sở GD&DT Yên Bái Trần Xuân Hưng: Địa phương quyết liệt xóa điểm trường lẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo phổ cập. Giai đoạn một đã giảm 1.200 biên chế, chủ yếu rơi vào số giáo viên lớn tuổi và không đạt trình độ, giảm số lớp, giảm điểm trường, giảm một số điểm trường qui mô quá nhỏ. Chủ yếu đưa học sinh lớp 4, 5 về điểm trường chính, một số nơi đưa học sinh lớp 3 về.

Thấy được hiệu quả cách làm từ giai đoạn một, giai đoạn hai thực hiện Đề án hết sức thuận lợi. Vì thế, đến cuối năm 2016, 100% các đơn vị trong toàn tỉnh đã hoàn thành việc sáp nhập trường, bốn đơn vị thí điểm đã hoàn thành việc sắp xếp các điểm trường lẻ theo lộ trình. 5 đơn vị còn lại sẽ thực hiện xóa các điểm lẻ vào năm học mới này.

Qui mô mạng lưới trường lớp sau sắp xếp đến đầu năm học 2016-2017: Toàn tỉnh giảm 148 trường, giảm 179 điểm trường, 115 lớp, tăng 6.422 học sinh, tăng 6.068 học sinh bán trú. Đề án đã thực hiện sắp xếp lại 822 người, trong đó CBQL 165 người, giáo viên 345 người. Sở GD&ĐT phối hợp với các ban ngành mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho gần 400 cán bộ, giáo viên.

Qui mô, mạng lưới trường lớp từng bước được qui hoạch, sắp xếp ổn định và hiệu quả. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý được quan tâm, bố trí hợp lý; CSVC được tăng cường từng bước hiện đại. Chất lượng giáo dục có những chuyển biến rõ rệt. Nhiều chỉ số đã đạt ở mức khá so với khu vực và cả nước.

So với năm 2010, tỉ lệ học sinh phổ thông hoàn thành khóa học tăng trê 9%, tỉ lệ bỏ học giảm 1%, công tác phổ cập giáo dục được củng cố, giữ vững và phát triển theo hướng bền vững. Đặc biệt, Yên Bái đã có một học sinh đạt giải kỳ thi Olympic Vật lý châu Á, một số học sinh đạt thủ khoa các trường ĐH trong nước.

Bài toán đầu tư cơ sở vật chất

Do tăng qui mô ở điểm trường chính nên phần lớn các cơ sở trường học thuộc diện sáp nhập điểm lẻ đều thiếu CSVC. Trong thời điểm đầu năm học, một số trường phải bố trí phòng học nhờ, nhu cầu cho các trường PT DTBT và trường có học sinh bán trú còn thiếu nhiều.

Theo ông Trần Xuân Hưng, sau sáp nhập trường lớp, sẽ đối mặt với bài toán thiếu phòng học, phòng ở bán trú, thiếu nhà làm việc, nhà công vụ, các công trình bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước… ở các trường bán trú và cấp học mầm non.

UBND tỉnh Yên Bái đã giao bổ sung nguồn vốn 60,9 tỉ đồng, các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh đã huy động XHH trên 63 tỉ đồng xây dựng các công trình phụ trợ, sửa chữa phòng học, hỗ trợ học sinh nghèo mua sách vở và đồ dùng học tập, xây dựng kho thóc khuyến học, hỗ trợ các trường DTBT bước vào năm học mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.