Yemen: Xung đột vũ trang tác động trực tiếp lên giáo dục

GD&TĐ - Nghiên cứu của tổ chức nhân quyền Mwatana, trụ sở tại Yemen, cho thấy sáu năm diễn ra xung đột vũ trang tại đất nước Yemen đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục và hệ thống giáo dục quốc gia này.

Nhiều học sinh tại Yemen không thể đến trường do nội chiến kéo dài.
Nhiều học sinh tại Yemen không thể đến trường do nội chiến kéo dài.

Nhân Ngày Quốc tế Giáo dục (24/1), tổ chức Mwatana phát động nghiên cứu quốc gia để đánh giá tác động của xung đột vũ trang đối với hệ thống giáo dục  kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 9/2014.

Radhya Al-Mutawakel, người đứng đầu Tổ chức vì Nhân quyền Mwatana cho biết: “Các bên trong cuộc xung đột tại  đã gây tổn hại nghiêm trọng cho thế hệ hiện tại và tương lai ở quốc gia này vì đã tấn công, can thiệp và thiếu tôn trọng ngành giáo dục. Các bên tham chiến nên ngừng các cuộc tấn công vào giáo dục và coi đây là lĩnh vực cần được bảo vệ. Cộng đồng quốc tế nên hỗ trợ khắc phục hậu quả ở ”.

Nghiên cứu của Mwatana thực hiện trong 700 người, trong đó gồm 400 học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau tại 137 trường công lập trên 8 bang, học sinh bỏ học và giáo viên. Kết quả nghiên cứu nêu bật nhiều tác động tiêu cực của xung đột vũ trang đối với học sinh.

81% người được hỏi trong 400 học sinh đã phải ngừng học trong các giai đoạn khác nhau do cuộc chiến. Học sinh liệt kê những nguyên nhân không thể đi học gồm trường học bị phá hủy toàn bộ hoặc một phần do các cuộc không kích, cuộc đối đầu quân sự; trường học được sử dụng làm doanh trại quân đội, nơi trú ẩn cho những người mất nhà cửa.

67% học sinh không được đến trường cho biết các cuộc đối đầu khiến các em phải chuyển nhà liên tục, không thể học cố định tại một trường trong thời gian dài. 24,6% học sinh phải đối mặt với nguy hiểm về thể chất, lời nói hoặc bị bạo lực trên đường đến trường. 38,8% cho biết gia đình khuyến khích dừng việc học trong năm 2019 - 2020 vì lo ngại vấn đề an ninh.

51,5% học sinh tham gia khảo sát đến từ các gia đình có thu nhập thấp. Nếu xung đột kéo dài, các em buộc phải bỏ học do gia đình không còn đủ khả năng chi trả học phí. Một số em đã tự ý nghỉ học vì những lý do khác nhau như gia đình không chú trọng giáo dục, trường học xa nhà, áp lực tâm lý.

Xung đột cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giáo viên. Nhiều người cho biết bị cắt giảm lương dẫn đến điều kiện kinh tế tụt giảm, chịu áp lực tâm lý nặng nề.

Đứng trước kết quả đáng báo động trên, Mwatana đưa ra một số khuyến nghị. Tổ chức kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ các vấn đề tại, bao gồm giáo dục. Đối với các bên tham chiến, Mwatana kêu gọi ngừng mọi hình thức tấn công vào trường học.

Để giáo dục có thể tiếp tục, các bên tham chiến cần bảo đảm giữ trường học, cơ sở giáo dục được an toàn gồm dỡ bỏ rào chắn quân sự, cấm sử dụng vũ khí trong khu vực lân cận trường học, đảm bảo an toàn di chuyển cho học sinh, giáo viên. Các bên tham chiến cũng nên ngừng việc đe dọa, quấy rối nhắm vào học sinh, giáo viên, nhân viên giáo dục. Giáo viên cũng cần được trả lương xứng đáng.

Trước đó, vào tháng 8/2020, Mwatana cũng đưa ra báo cáo đánh giá các cuộc tấn công vào trường học, cơ sở giáo dục tại từ tháng 3/2015 đến tháng 12/2019. Báo cáo ước tính có 380 cuộc tấn công, trong đó 153 vụ tấn công trên không, 36 vụ pháo kích dưới mặt đất, 171 trường học bị chiếm đóng, 20 vụ khác ảnh hưởng đến trường học như đặt mìn gần trường, cướp bóc.

Theo Relief Web

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ