Xung đột Israel-Hamas sẽ gây thêm căng thẳng hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cuộc chiến nổ ra ở Gaza giữa Israel và Hamas sau vụ tấn công chết người của Hamas hôm 7/10 được cho là sẽ gây thêm căng thẳng hạt nhân.

Xung đột Israel-Hamas được cho là sẽ gây thêm căng thẳng hạt nhân
Xung đột Israel-Hamas được cho là sẽ gây thêm căng thẳng hạt nhân

Các quan chức Israel mới đây đã ám chỉ đến việc sử dụng hoặc cân nhắc việc sử dụng bom hạt nhân và/hoặc các mối đe dọa như những biện pháp khắc phục tiềm năng cho tình trạng đổ máu đang diễn ra trên thực địa.

Nga đặc biệt đã chú ý đến những lời "bóng gió" này của Tel Aviv.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova mới đây đã kêu gọi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và các cơ quan khác, bao gồm cả Mỹ - nước mà bà tuyên bố có thể đứng sau những mối đe dọa đó, phải đáp trả những lời đe dọa như vậy của Nhà nước Do Thái.

Nikolai Sokov, thành viên cấp cao tại Trung tâm Giải trừ quân bị và Không phổ biến vũ khí ở Vienna, nói rằng, Nga đã thực hiện cách tiếp cận theo hai hướng đối với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Trung Đông.

"Có vẻ như Nga đang theo đuổi hai mục tiêu: chính sách truyền thống là nói chuyện với mọi người; và thứ hai, tăng cường mối quan hệ của họ với các quốc gia vùng Vịnh, trước hết và quan trọng nhất là với Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Saudi Arabia.

Tôi không đồng ý với những người chủ yếu nhìn vào mối quan hệ của Nga và Iran, vì các quốc gia vùng Vịnh quan trọng hơn rất nhiều đối với Nga. Tình cờ thay, Trung Quốc cũng có cách tiếp cận gần như giống hệt Nga, do đó lập trường của họ rất giống nhau", ông Sokov nói.

Một báo cáo được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế công bố vào tháng 5/2023 lập luận rằng, Mỹ đã mất đi một số uy tín toàn cầu về mặt đảm bảo an ninh dựa trên những tiến bộ về hạt nhân của các nước như Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.

“Trong kỷ nguyên mới của cạnh tranh chiến lược, môi trường đe dọa của thế kỷ 21 đang thay đổi theo những cách mà Mỹ không thể dễ dàng quản lý hoặc kiểm soát….

Trong hầu hết các kịch bản tương lai mà dự án này khám phá, Mỹ gặp phải vấn đề về độ tin cậy.

Sẽ ngày càng khó khăn hơn để đảm bảo với các đồng minh rằng, Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của mình để bảo vệ lợi ích sống còn của họ nếu cần thiết.

Điều đó sẽ đòi hỏi sự thay đổi trong cách các chính quyền trong tương lai tham khảo ý kiến, lập kế hoạch, đào tạo và hoạt động với các đồng minh", báo cáo có đoạn viết.

Theo Newsweek

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Đạo đức của cầu thủ

GD&TĐ - Ngày 9/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) ra thông báo về việc cấm thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh vừa liên quan đến việc sử dụng ma túy hôm 4/5.
BS.CKII Kiều Mạnh Hà - Chủ nhiệm Khoa Thần kinh - Bệnh viện Quân Y 7A (TPHCM) thăm khám cho bệnh nhân.

Người trẻ 'mong manh' trước căn bệnh ẩn

GD&TĐ - Theo thống kê của Hội Đột quỵ thế giới, năm 2022 có đến 16% người bị đột quỵ trong độ tuổi 15 - 49 (trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ não mới).