Xuất khẩu lao động năm 2023 có gì mới?

GD&TĐ - Sau 3 năm đại dịch covid, thị trường xuất khẩu lao động của nước ta sang năm 2023 hứa hẹn nhiều tín hiệu khả quan

Xuất khẩu lao động năm 2023 có gì mới?

Đó là nhận định của các chuyên gia về lao động, việc làm trong năm mới con mèo. Đây là những tín hiệu khả quan từ các thị trường truyền thống đến những thị trường mới cao cấp hơn.

Thống kê của Bộ LĐ, TB&XH, trong 11 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 122.004 người, đạt 135,56% kế hoạch năm. Trước đó, mục tiêu đặt ra với lĩnh vực đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của năm 2022 là 90.000 lao động). Năm 2023 dự kiến Việt Nam sẽ đáp ứng khoảng 200.000 lao động xuất khẩu sang các nước.

Như vậy năm 2022 khép lại, mục tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt chỉ tiêu kế hoạch nhưng Bộ LĐ, TB&XH cũng đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch năm 2023. Cụ thể, sẽ đẩy mạnh hoạt động lao động xuất khẩu, đưa lao động đi làm việc tại các thị trường trọng điểm, truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm các ngành nghề mới, các thị trường mới có việc làm ổn định, thu nhập cao tiếp nhận lao động Việt Nam.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực lao động, việc làm thì sau một thời gian dài ảnh hưởng dịch bệnh covid, thị trường lao động xuất khẩu năm 2022 đã khởi sắc, làm tiền đề để năm 2023 các quốc gia sẽ càng “khát nguồn lao động nhập cư”.

Theo đó, Việt Nam sẽ vừa duy trì, ổn định thị trường lao động xuất khẩu truyền thống, vừa vươn tới thị trường chất lượng cao. Thị trường truyền thống vẫn đang rất cần lao động phổ thông. Đó là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc là những nơi có cộng đồng người Việt rất đông đang sinh sống và làm việc. Các ngành nghề cần tuyển lao động đó là nghề biển, nhà hàng, nông nghiệp… Đây là thị trường truyền thống vốn dĩ chủ yếu dành cho lao động phổ thông.

Tuy nhiên, do đòi hỏi từ thực tiễn các quốc gia phát triển đang rất cần lao động chất lượng cao. Để đáp ứng được thị trường khắt khe này, Việt Nam cần có lực lượng người lao động có tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu cao của nhà tuyển dụng các quốc gia. Năm 2023 dự báo lao động có tay nghề cao hứa hẹn bùng nổ khi nhiều nước đưa ra hàng loạt biện pháp đẩy mạnh thu hút lao động nước ngoài. Hiện nhiều nước châu Âu đang tăng cường mời gọi lao động Việt Nam bằng nhiều hình thức.

Những năm gần đây, để thu hút được người lao động có tay nghề trong các lĩnh vực như: Điều dưỡng, xây dựng, nhà hàng - khách sạn, cơ khí ôtô, chế biến thực phẩm...., cuối tháng 11 vừa qua, chính phủ Đức đã có những chính sách nới lỏng về cải cách việc nhập cư lao động có tay nghề. Theo đó, việc học tập hoặc đào tạo nghề của người nước ngoài tại Đức sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đây chính là cơ hội tốt cho người lao động Việt Nam muốn làm việc tại quốc gia này để có thu nhập cao hơn các nước khác.

Lao động Việt nam chuẩn bị xuất cảnh (Internet)

Lao động Việt nam chuẩn bị xuất cảnh (Internet)

Trong khi đó, Đan Mạch, Phần Lan, Romania, Bulgaria, Hungary, Ý… cũng đang tìm mọi cách để thu hút và tuyển dụng lao động Việt Nam. Nhiều nước ưu tiên tuyển lao động Việt Nam. Phần Lan đang thu hút lao động đến từ Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe. Úc, New Zealand và Canada cũng được coi là thị trường tiềm năng khác ngoài châu Âu cần lao động nhập khẩu có tay nghề trong năm 2023.

Ngày 31/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg quy định về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Doanh nghiệp được tham gia các hoạt động khai thác, phát triển thị trường mới, mở rộng và ổn định thị trường lao động ngoài nước, tham gia khảo sát, đánh giá thị trường đang tiếp nhận lao động Việt Nam do Bộ LĐ, TB&XH và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.

Thủ tục tinh gọn, chi phí hợp lý, nhiều công việc phù hợp, hình thức đi làm đa dạng, thu nhập cao là những yếu tố thu hút người đi XKLĐ. Thực tế trong thời gian qua, Bộ LĐTB&XH đã làm việc với cơ quan chức năng các nước tiếp nhận đề nghị mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam, tăng số lượng lao động nhập cảnh để những lao động đã được đào tạo, hoàn thành các thủ tục có thể xuất cảnh. Bộ cũng đề nghị nước tiếp nhận có chính sách tăng lương cũng như cải thiện điều kiện làm việc, ăn, ở của người lao động.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giàu có nhưng kém văn minh

GD&TĐ - Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip nói về một người đàn ông ở Nha Trang có hành vi kém văn minh.