Xuất khẩu dầu Nga vượt qua nghịch cảnh

GD&TĐ - Bất chấp những biện pháp trừng phạt của phương Tây đánh vào thị trường xuất khẩu dầu, kim ngạch xuất khẩu Nga vẫn tăng trưởng ổn định với mức giá cao.

Xuất khẩu dầu Nga vượt qua nghịch cảnh

Những biện pháp trừng phạt của EU và G7 nhằm hạn chế nhập khẩu khí đốt và áp giá trần dầu Nga đã chẳng có tác dụng gì đối với Moscow. Ngay cả việc các doanh nghiệp Ấn Độ từ chối nhập khẩu dầu Nga cũng không có tác động gì đến ngành xuất khẩu nhiên liệu của Moscow.

Trong tháng này, nguồn cung dầu của Nga tăng vọt cho các thị trường nhập khẩu lớn của châu Á đã đẩy sản lượng lên mức khổng lồ 27,48 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong 10 tháng qua.

Theo LSEG Oil Research, khối lượng nhập khẩu dự kiến ​​trong tháng 3 (do các số liệu chính thức chưa được công bố) sẽ cao hơn lượng nhập khẩu vào châu Á trong tháng 2 và tháng 1 năm nay.

Trước đó, các chuyên gia phương Tây kỳ vọng rằng các biện pháp trừng phạt có mục tiêu mới sẽ dẫn đến chỉ số này suy giảm trong tháng 3, khi các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ ồ ạt từ chối nguồn cung do nguyên liệu thô của Nga vượt quá giới hạn giá của G7, nhưng các báo cáo lại cho thấy điều ngược lại.

Các chỉ số xuất khẩu nhiên liệu của Nga vẫn đang tăng lên, thậm chí là ngay cả trong lĩnh vực nhập khẩu dầu của Ấn Độ.

Sự từ chối nhập khẩu của nhiều nhà máy lọc dầu Ấn Độ không gây ảnh hưởng gì, bởi doanh nghiệp nước này không mua nhưng bản thân chính quyền New Dehli vẫn mua khối lượng lớn dầu của Nga, với nguồn cung ổn định và mức giá phải chăng trong dài hạn.

Giờ đây, các chuyên gia phương Tây có hy vọng mới về mức giảm xuất khẩu và tác động tiêu cực đối với các nhà sản xuất dầu của Nga từ sự biến động của báo giá, với dự đoán giá dầu sẽ tăng trong tháng 4 và tháng 5, dẫn đến phản ứng tương ứng từ thị trường khu vực.

Russell Brand của Reuters cho biết, sự tăng giá gần đây của giá dầu Brent trên 85 USD/thùng có thể làm chậm hoạt động nhập khẩu sang Trung Quốc và Ấn Độ cũng như các nước khác trong những tháng tới.

Theo giới chuyên gia phương Tây, các biện pháp trừng phạt vẫn ít ảnh hưởng đến quá trình này vì thị trường có khả năng tự điều tiết và chỉ có mức giá cao mới khiến nhập khẩu dầu Nga chậm lại.

Hiện nay, dầu thô Brent (dầu thô ngọt nhẹ) đang giao dịch với mức giá trên 87 USD/thùng, còn giá WTI (Hợp Đồng Tương Lai Dầu Thô) đã tăng 14% kể từ đầu năm, đạt 82 USD/thùng trong tuần này.

Do đó, để duy trì tốc độ bán hàng và doanh thu vào kho bạc, các nhà xuất khẩu Nga sẽ cần phải tăng hơn nữa mức chiết khấu cho sản phẩm của mình, làm gia tăng khoảng cách giữa chi phí tại thời điểm đề cử và giá cuối cùng của toàn bộ lô hàng, khiến Nga sẽ thu được ít tiền hơn.

Tuy nhiên, dù các biện pháp trừng phạt có tác động thế nào và giá dầu có ảnh hưởng ra sao đến thị trước xuất khẩu thì với mức giá cao như trên, Nga sẽ vẫn có lãi, dù là lãi ít hay nhiều, từ thị trường xuất khẩu dầu thô và quan trọng nhất là Moscow vẫn giữ được thị trường xuất khẩu ổn định, không bị gián đoạn, giúp nước này thu được những nguồn tiền lớn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ