Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người. Nó đảm nhận nhiều nhiệm vụ như trao đổi chất, tiêu hóa và nội tiết. Gan cũng là bộ phận duy nhất trong cơ thể có khả năng tự tái tạo sau khi bị tổn thương, tự thay thế các mô cũ bằng các tế bào mới.
Theo y học, nhiều trường hợp mắc bệnh gan không xuất hiện dấu hiệu cụ thể. Trong một vài trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, thi thoảng ngứa da.
Đối với bệnh nhân gan mạn tính, nếu không được điều trị sớm và kiểm soát sẽ phát triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Một khi đã phát triển thành ung thư gan, việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.
Nếu bạn xuất hiện những bất thường này trên mặt, có khả năng là dấu hiệu của bệnh gan "gõ cửa".
Mặt đen sạm
Một người trưởng thành khỏe mạnh luôn sở hữu một làn da hồng hào và sáng bóng. Với người mắc bệnh gan mạn tính, sẽ bị phá hủy chức năng gan, dẫn đến rối loạn nồng độ hormone nội tiết, ảnh hưởng đến chuyển hóa sắc tố.
Một lượng lớn sắc tố tích tụ trên bề mặt da mặt, có thể dẫn đến các vấn đề như da xỉn màu, khô và sạm đen. Đặc biệt, vùng da quanh mắt bị thâm sạm có thể là dấu hiệu của bệnh gan nặng.
Mặt vàng
Khi chức năng gan bất thường, nó sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết và trao đổi chất của mật, dẫn đến một số lượng lớn các bilirubin vào máu, do đó sẽ có triệu chứng vàng da. Ban đầu bệnh gan chủ yếu là vàng da, vàng mắt, sau đó lan ra khắp cơ thể.
Đốm nhện trên mặt
Đốm nhện là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh gan và bị gây ra bởi các tổn thương mạch máu trên bề mặt da.
Ở trung tâm của đốm nhện có một chấm đỏ nhô lên khỏi bề mặt da, được bao quanh bởi các mạch máu giống như mạng nhện. Đốm nhện không chỉ xuất hiện trên mặt, mà còn trên ngực, lưng, cổ và cơ thể của bệnh nhân.
Y học chỉ ra rằng, sự hình thành của đốm nhện có liên quan trực tiếp đến rối loạn chức năng gan. Do chức năng gan suy giảm liên tục, gan không thể hoạt bình thường và rối loạn estrogen trong cơ thể.
Khi nồng độ estrogen tăng cao bất thường có thể khiến các mạch máu ngoại biên giãn ra và đốm nhện cũng có thể xuất hiện.
Chảy máu nướu
Trong trường hợp không bị bệnh về răng miệng mà chảy máu nướu thường xuyên, thậm chí nhai thức ăn chảy máu, thì có thể bạn đã bị bệnh gan. Gan tham gia vào quá trình trao đổi chất và tiêu hóa, cũng tổng hợp các yếu tố đông máu.
Khi chức năng gan suy giảm, sự tổng hợp các yếu tố đông máu cũng sẽ giảm, dẫn đến rối loạn đông máu, chảy máu nướu bất thường, chảy máu cam... Nếu bạn cảm thấy không khỏe, đừng sợ điều đó. Hãy đến bệnh viện để tham khảo ý kiến bác sĩ và kết hợp với kiểm tra lâm sàng nhé.
Để phòng bệnh gan, nên làm gì?
- Ăn nhiều thực phẩm có vị chua, rau quả màu xanh
- Thường xuyên vận động
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe...
- Tránh dùng thuốc quá liều có thể gây ra ngộ độc gan…
- Kiểm tra sức khỏe định kì.