Xử lý nghiêm trường ĐH không thực hiện đúng Quy chế về xác định điểm trúng tuyển

Xử lý nghiêm trường ĐH không thực hiện đúng Quy chế về xác định điểm trúng tuyển
 PGS.TS Trần Thị Hà – Vụ trưởng Vụ GD ĐH về những vấn đề liên quan.
PGS.TS Trần Thị Hà – Vụ trưởng Vụ GD ĐH

Có ý kiến cho rằng, có thí sinh đạt 7 điểm/ 3 môn thi cũng đỗ vào đại học, có hay không việc này, thưa bà?

PGS.TS Trần Thị Hà: Tôi khẳng định là không thể có chuyện này, nếu trường đại học nào gọi thí sinh 7 điểm/3 môn vào nhập học là không đúng. Theo quy định tại Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ GD&ĐT, thì các thí sinh dự thi đại học, có cộng điểm ưu tiên thì cũng bắt buộc phải có tổng điểm không được dưới điểm sàn quy định tương ứng với từng khối thi (điểm sàn khối A và D là 13 điểm/3 môn, điểm sàn khối B và C là 14 điểm/3 môn).

Đối với một số trường đại học đóng tại vùng dân tộc thiểu số, nếu được vận dụng Điều 33 của Quy chế tuyển sinh thì theo quy định tại điểm b) khoản 1 Điều 33 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành thì: “Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 1,5 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết“.

Điểm trúng tuyển đại học thấp nhất đối với thí sinh đã dự thi khối A hoặc D, thuộc nhóm ưu tiên 1 (UT1) và thuộc khu vực 1 (KV1) là 8,5 điểm/3 môn (không nhân hệ số) và không có môn nào bị điểm 0. Còn điểm trúng tuyển đại học thấp nhất đối với thí sinh đã dự thi khối B hoặc C thuộc nhóm ưu tiên 1 (UT1) và thuộc khu vực 1 (KV1) là 9,5 điểm/3 môn (không nhân hệ số) và không có môn nào bị điểm 0. 

Như vậy thì trong mọi trường hợp, thì không thể có thí sinh nào có kết quả thi 7 điểm/3 môn (không nhân hệ số) mà trúng tuyển vào đại học?

PGS.TS Trần Thị Hà: Trong tất cả các trường hợp nêu trên, thấp nhất là đối với thí sinh thuộc nhóm ưu tiên 1 (UT1) và thuộc khu vực 1 (KV1), phải đạt tối thiểu 8,0 điểm/3 môn (không nhân hệ số và không có môn nào bị điểm 0) mới thuộc diện trúng tuyển đại học. Nếu 1 trường đại học nào đó, xác định điểm trúng tuyển vào đại học là 7 điểm/3 môn là không đúng với quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

Trường đại học nào không thực hiện đúng quy định của Quy chế về xác định điểm trúng tuyển, sẽ bị xử lý nghiêm túc theo chế tài đã quy định trong Quy chế. Với chức năng của mình, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc này.

Thế còn một số trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho các địa phương hoặc đào tạo theo địa chỉ sử dụng, việc vận dụng Điều 33 của Quy chế tuyển sinh sẽ được thực hiện thế nào, thưa bà?

PGS.TS Trần Thị Hà: Theo quy định tại điểm c) khoản 1 Điều 33 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành thì: “Các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao”.

Nếu trường đại học nào được vận dụng quy định này, thì điểm trúng tuyển đại học thấp nhất đối với thí sinh đã dự thi khối A hoặc D, thuộc nhóm ưu tiên 1 (UT1) và thuộc khu vực 1 (KV1) là 8,0 điểm/3 môn (không nhân hệ số) và không có môn nào bị điểm 0. Điểm trúng tuyển đại học thấp nhất đối với thí sinh đã dự thi khối B hoặc C, thuộc nhóm ưu tiên 1 (UT1) và thuộc khu vực 1 (KV1) là 9,0 điểm/3 môn (không nhân hệ số) và không có môn nào bị điểm 0. 

Có thông tin phản ánh, thí sinh ở Thường Tín, Hà Nội nhận 15 – 17 Giấy báo trúng tuyển đại học, cao đẳng, vậy thưc hư việc này thế nào?

PGS.TS Trần Thị Hà: Qua thông tin phản ánh trên báo chí về việc có thí sinh Nguyễn Thị Thu Hà, quê tại thôn Đào Xá, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội nhận được nhiều giấy báo nhập học vào đại học, cao đẳng. Để làm rõ việc này, ngày 29/10/2009 Bộ GD&ĐT đã cử Tổ công tác đi xác minh thực tế tại xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội (theo như thông tin cháu Hà đã nhận được 15- 17 giấy gọi nhập học đại học, cao đẳng – PV). Tổ công tác đã gặp trực tiếp ông Nguyễn Bá Tiếp (ông nội cháu Nguyễn Thị Thu Hà) nguyên Hiệu trưởng trường cấp 2 xã Thắng Lợi đã nghỉ hưu và cháu Nguyễn Thị Thu Hà, sinh ngày 19/11/1991 tại thôn Đào Xá, xã Thắng lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Kết quả xác minh như sau: thí sinh Nguyễn Thị Thu Hà đã dự thi đại học đợt I năm 2009 khối A vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Vĩnh Phúc, được 12,5 điểm; sau đó cháu dự thi Cao đẳng đợt III vào trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội được 19,0 điểm; cả 2 trường đều không đủ điểm trúng tuyển NV1 vào trường đã dự thi.

Cháu Hà đã nhận được 11 giấy báo nhập học, trong đó chỉ có 2 trường Đại học Thành Tây và Đại học Hòa Bình; 3 trường cao đẳng là Cao đẳng Công nghiệp Nam Định; Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà và Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà; các trường này sử dụng kết quả thi đại học, cao đẳng theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét tuyển.

Còn lại, 6 Giấy báo nhập học, trong đó: 1 trường Cao đẳng nghề Kĩ thuật- Mĩ nghệ; 4 trường trung cấp chuyên nghiệp là Trung cấp Kinh tế- kĩ thuật dược Tuệ Tĩnh, Trung cấp Kinh tế kĩ thuật Thương mại số 1, Trung cấp Công thương Hà Nội và Trung cấp Xây dựng Hà Nội; 1 trường đào tạo kĩ thuật lập trình viên ApTech.

Như vậy, thông tin cho rằng cháu Nguyễn Thị Thu Hà đã nhận 15 – 17 Giấy báo nhập học đại học, cao đẳng là không chính xác.

Tuy nhiên, việc 2 trường Đại học Thành Tây và Đại học Hòa Bình; 3 trường cao đẳng là Cao đẳng Công nghiệp Nam Định; Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà và Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà đã gửi Giấy báo nhập học cho cháu Nguyễn Thị Thu Hà, khi cháu Hà không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, NV3 vào các trường này là sai quy định, cần nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Xin cám ơn bà!

 Bạch Ngọc Dư (thực hiện)

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.