Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu không an toàn

GD&TĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, phòng chống ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cục An toàn thực phẩm vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống ngộ độc rượu sau khi ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn.

Từ đầu năm 2023 đến nay, theo báo cáo của Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện đa khoa một số tỉnh/thành phố đã ghi nhận nhiều trường hợp phải cấp cứu có liên quan đến việc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có hàm lượng methanol cao, trong đó đã có ca tử vong.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã ban hành công văn đề nghị Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công thương, theo trách nhiệm được phân công tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, chỉ đạo các đơn vị chức năng của ngành Công thương tăng cường quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công;

Đồng thời, ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng đưa ra lưu thông trên thị trường.

Xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo an toàn và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Chủ động thông tin, truyền thông và hướng dẫn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu, không lạm dụng rượu và bảo đảm an toàn khi sử dụng rượu.

Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng các loại động, thực vật lạ, không rõ chủng loại, nguồn gốc để ngâm rượu uống, không uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không có nhãn mác bán trôi nổi trên thị trường.

Phối hợp với các cơ quan chức năng ngành Y tế trong việc truy tìm, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu gây ngộ độc trên địa bàn được phân cấp quản lý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

'Chiêu hiền đãi sĩ'

GD&TĐ - Cần cơ chế để giáo dục đại học có thể tập hợp được nhiều tinh hoa trong giới nghiên cứu, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo...

Trung úy Đỗ Văn Linh giảng dạy cho hàng nghìn học sinh trên cả nước. Ảnh: NCCC

Lớp học 0 đồng của Trung úy Công an

GD&TĐ - Với trên 250 nghìn người theo dõi, gần 3 triệu người truy cập mỗi tháng, Fanpage “Ôn thi cùng Linhteacher99” trở thành lớp học online môn Văn miễn phí của nhiều giáo viên và học sinh trong cả nước.