Xử lý 16 trường hợp tung tin sai sự thật về dịch bệnh trên không gian mạng

GD&TĐ - Từ 1/2 đến nay cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã xử lý 16 trường hợp đăng tin sai sự thật về dịch bệnh trên mạng xã hội.

Những thông tin sai sự thật về dịch bệnh trên mạng xã hội.
Những thông tin sai sự thật về dịch bệnh trên mạng xã hội.

Ngày 21/2, Công an thành phố Hà Nội cho biết, từ 1/2 đến nay đã xử lý 16 trường hợp đăng tin sai sự thật về dịch bệnh trên mạng xã hội. Đồng thời, cơ quan chức năng yêu cầu các đối tượng vi phạm bóc gỡ toàn bộ bài viết không đúng sự thật trên Facebook và Zalo.

Tất cả những trường hợp vi phạm đều bị xử phạt 7,5 triệu đồng/người theo điểm d, điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính Phủ về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận.

Đáng chú ý, ngày 2/2, Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã lập hồ sơ xử lý trường hợp chị D.T (SN: 1995 ở Đống Đa, Hà Nội) về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh trên Facebook.

Trước đó, chị D.T đã đăng tải lịch trình di chuyển của một bệnh nhân Covid-19 kèm theo nội dung: “ko biết đã tìm đc em tay vịn chưa, cô nào cũng thua covid ”.

Hay như trường hợp anh P.M.Đ (SN: 1993 ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã bị xử lý khi đăng tải thông tin sai sự thật về đoàn phóng viên, biên tập viên của VTV được vợ BN 1553 phục vụ ăn uống khi thực hiện chương trình “Chiều cuối năm” ở Vân Đồn, Quảng Ninh.

Công an TP. Hà Nội khuyến cáo, những thông tin thất thiệt mang động cơ cá nhân đó đã gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.

Đề nghị người dân cần cảnh giác, chọn lọc thông tin, không chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở. Tiếp nhận thông tin thông qua các trang chính thống, có uy tín để tránh những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hiệu quả là mấu chốt

GD&TĐ - Theo ADB, nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023.