Xót xa cảnh bé mồ côi mẹ chiến đấu với bệnh ung thư máu

GD&TĐ - Ở tuổi lên 7, thay vì được học tập, vui chơi như bao bạn bè đồng trang lứa, cô bé Bàn Trà My ở thôn Khuổi Lót, xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới lại phải ngày ngày có mặt ở bệnh viện để điều trị căn bệnh ung thư máu.

Em Bàn Trà My sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mẹ không được khỏe mạnh và không có công việc ổn định, gia đình không có ruộng đất sản xuất, anh Bàn Văn Minh (bố của My) phải đi làm thuê để kiếm tiền trang trải cuộc sống, mẹ của cháu là chị Trần Thị Hoa bị khuyết tật bẩm sinh ở vùng cổ nên chỉ có thể ở nhà nội trợ, chăm sóc các con.

Cuối năm 2021, trong một cơn ốm nặng, em Bàn Trà My ho ra máu và được gia đình đưa đến Trung tâm y tế huyện Chợ Mới khám, thấy có nhiều dấu hiệu bất ổn, các bác sĩ đã chỉ định chuyển cháu lên bệnh viện tuyến trên để khám và điều trị. Tại bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, cháu đã được truyền máu và được các bác sĩ hướng dẫn đưa đi viện tuyến Trung ương.

Chỉ vẻn vẹn trong một tuần, gia đình anh Minh, chị Hoa đã dồn hết số tiền dành dụm được và vay mượn thêm của họ hàng, bà con để đưa cháu My đi viện Huyết học và Truyền máu Trung ương khám. Kết quả, cháu My bị bệnh Bạch cầu dạng tủy cấp (LAM4eo) - ung thư máu.

Gia đình được bác sĩ giải thích về mức độ nguy hiểm của bệnh tình, nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn, số tiền mua thuốc và chữa bệnh của con quá lớn không đủ khả năng điều trị nên anh Bàn Văn Minh đã cho cháu về uống thuốc nam.

Hai đứa con thơ bên lĩnh cữu của mẹ
Hai đứa con thơ bên lĩnh cữu của mẹ

Nỗi đau chưa dừng lại, đầu năm 2022, khi biết tin con gái mắc bệnh hiểm nghèo và bất lực vì không có đủ tiền để chữa bệnh cho con, chị Trần Thị Hoa đã dại dột tự kết liễu đời mình, bỏ lại hai đứa con thơ dại với những khó khăn chồng chất, thiếu thốn và bế tắc cho anh Bàn Văn Minh.

Cảnh gà trống nuôi con, cuộc sống của 3 cha con anh Minh vốn dĩ đã khó khăn, nay lại càng trở nên cơ cực. Anh Minh phải đi làm thuê, vác mướn, ai thuê gì làm nấy những mong có được ngày ba bữa no cho các con, biết con bệnh nhưng người cha đành bất lực vì không có tiền mà chữa trị.

Giờ đây, do bệnh tình ngày càng nặng, đều đặn hàng tháng, em My phải xuống bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương để điều trị, với chi phí điều trị, ăn ở, đi lại rất tốn kém. Đây là khoản tiền vô cùng lớn với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình. Từ ngày Trà My bị bệnh, chính quyền địa phương và hàng xóm láng giềng thường xuyên tới thăm hỏi, động viên, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của bà con trong thôn. Thế nhưng, “cuộc chiến” này với gia đình anh Minh vẫn còn kéo dài và vô cùng gian truân.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, Bà Hà Thị Mỹ Hân – Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho biết: Khi nhắc đến hoàn cảnh của em Bàn Trà My, ai cũng vô cùng xót xa, bởi lẽ cháu sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn và thiếu thốn, lại mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo.

Nay khi bệnh tình của cháu ngày càng trở nên nặng, bên cạnh việc thăm nắm, động viên và chia sẻ, được sự đồng ý của gia đình, chính quyền địa phương, công đoàn xã Thanh Thịnh đã vận động, quyên góp ủng hộ từ các mạnh thường quân để phần nào có thể giúp đỡ gia đình vượt qua hoạn nạn.

Với căn bệnh ung thư máu, gia đình sẽ còn phải tốn kém nhiều chi phí mới hy vọng em Trà My có thể bình phục và quay trở về nhà. Mong rằng, các nhà hảo tâm và của toàn xã hội sẽ cùng chung tay để giúp Trà My cùng gia đình chiến đấu với căn bệnh ung thư máu hiểm ác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.