Ngày 8/3/2003, công nhân mỏ đá tại chân núi Turki, thành phố Thông Liêu, khu tự trị Nội Mông Cổ (Trung Quốc) phát hiện hòn đá màu đỏ. Theo trực giác, người này cảm nhận được đây không phải là loại đá thường thấy ở ngọn núi này. Sau một lúc thì khẳng định rằng đây có thể do con người tạo ra.
Đến ngày 10/3, một nhóm người khai thác mỏ đá đã đến đây và tiếp tục nhìn thấy hòn đá này, nghi ngờ rằng đó là mộ cổ nghìn năm. Sau một lúc suy nghĩ đắn đo, nhóm người này quyết định báo cảnh sát Thông Liêu, đồng thời báo cho nhân viên viện bảo tàng cùng nhóm chuyên gia khảo biết, họ đã đến và xem xét tình hình.
Theo đánh giá ban đầu, các chuyên gia cho biết đây có thể là lăng mộ từ thời nhà Liêu (905 - 1125). Vị trí đo lường của lăng mộ có thể xác định chiều dài khoảng 30m, bị chôn sâu hơn 10m so với mặt đất.
Lăng mộ này trông giống như căn nhà được làm bằng đá, bên trong có một chiếc quan tài, có chiều cao 1,5m, bề rộng 2,6m và sâu 20cm.
Sau khi nghiên cứu, nhóm khảo cổ đã nhờ 8 công nhân nhét sợi dây vào khoảng trống trong lăng mộ để tìm cách mang chiếc quan tài ra bên ngoài. Điều đáng nói, phía trước chiếc quan tài có một cánh cửa gỗ. Chuyên gia đã sử dụng đèn pin để nhìn xuyên qua thì chỉ thấy một khoảng trống rỗng.
Trên quan tài có thể nhìn thấy được hình phượng hoàng được điêu khắc rõ nét, chứng tỏ rằng chủ nhân của ngôi mộ là một người được trọng dụng và có cuộc đời phú quý.
Các chuyên gia khảo cổ cho biết, lăng mộ này đã tồn tại hơn 1000 năm, nhưng may mắn chưa bị đánh cắp. Nhìn vào quan tài trong lăng mộ, các chuyên gia ước tính rằng đây là quan tài rất có giá trị, được làm bằng gỗ tuyết tùng, từng nét điêu khắc trên quan tài cũng sắc sảo.
Không lâu sau, toàn bộ chiếc quan tài được vận chuyển ra ngoài và được đặt trong phòng thí nghiệm ở một nhiệt độ nhất định.
Mở nắp quan tài, các chuyên gia khảo cổ phát hiện chủ mộ nằm ngửa, trên đầu có đội vương miện vàng và nằm trên chiếc gối kim loại mờ nhạt, mắt thường có thể nhìn thấy.
Trên thi thể được phủ một lượng lớn vải lụa. Đáng tiếc không có bất cứ mảnh giấy hay văn bản nào được tìm thấy trong chiếc quan tài này.
Chủ mộ đội vương miện.
Sau hơn 15 năm khai quật ngôi mộ cổ nghìn năm, danh tính của chủ mộ vẫn là con số bí ẩn. Tuy nhiên, theo nhưng các chuyên gia dựa vào những vật dụng xung quanh đánh giá và suy đoán rằng chủ mộ có thể là một nữ pháp sư hoàng tộc, qua đời vào khoảng 30 đến 35 tuổi.
Nhưng đó cũng chỉ là suy đoán, không hề có một cơ sở nào để khẳng định danh tính thực sự.
Được biết, sau khi bộ hài cốt được rửa sạch, chuyên gia khảo cổ phát hiện trong móng tay chủ mộ có màu đen và một lượng thủy ngân lớn được tìm thấy trong khoang bụng.
Chi tiết này đã khiến các chuyên gia đau đầu vì không biết được rằng thủy ngân có trong thi thể trước khi chết hay sau khi chết người ta mới bỏ thủy ngân vào. Hiện tại, các phương tiện công nghệ khoa học tiên tiến vẫn chưa thể đưa ra phán đoán chính xác về nguyên nhân cái chết của chủ ngôi mộ này.
Nhiều giả thuyết cho rằng, chủ mộ đã bị nhiễm độc nhưng cũng không ít người tin rằng khi chủ mộ qua đời, người nhà đã đổ thủy ngân để ngăn thi thể phân rã.
Người Khiết Đan khi xưa có phong tục đổ thủy ngân vào cơ thể sau khi chết để ngăn chúng thối rữa, điều này cũng được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ trước đây.
Sau khi dùng công nghệ 3 chiều phục hồi phần đầu của bộ hài cốt, các nhà khảo cổ tin rằng chủ mộ là một nữ quý tộc Khiết Đan có gò má cao và dài, trán hơi ngắn, đôi mắt nhỏ, mũi thấp, môi mỏng.
Bên cạnh đó, việc phân tích hộp sọ, răng, khớp răng, xương chân tay, có thể đánh giá được chủ mộ là người thuộc dân tộc Khiết Đan, sống ở Bắc Á, Mông Cổ, tuổi từ 30 - 35, cao khoảng 1,59m.
Một số chuyên gia suy đoán rằng danh tính của chủ mộ có thể là con gái của hoàng hậu Thuật Lục Bình (vợ của Liêu Thái Tổ - vị Hoàng đế đầu tiên của Khiết Đan). Từ những bộ trang phục bằng lụa lộng lẫy mà chủ ngôi mộ mặc cùng những vật dụng được khai quật như sơn mài vàng và lượng lớn vàng bạc, đồ thuỷ tinh quý giá, nên mọi người tin rằng người này chắc chắn là một phụ nữ quý phái.