Xô xát ở nhà máy Samsung Bắc Ninh: Nguyên nhân là gì?

Vụ xô xát ở nhà máy Samsung Bắc Ninh vào chiều ngày hôm nay được cho là do "hiểu nhầm" trong quá trình kiểm tra an ninh tại cửa vào công trường.

Có tới hàng trăm công nhân tham gia vụ ẩu đả ở Samsung Bắc Ninh. Nguồn ảnh: Techz
Có tới hàng trăm công nhân tham gia vụ ẩu đả ở Samsung Bắc Ninh. Nguồn ảnh: Techz

Vào chiều ngày hôm nay (28/2), trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh vụ xô xát ở nhà máy Samsung Bắc Ninh giữa tổ bảo vệ công trường thi công mở rộng nhà máy Samsung Display với hàng trăm công nhân.

Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy, hàng trăm công nhân tụ tập tại cổng ra vào công trường. Đám đông hành hung một người đàn ông sau đó được xác định là nhân viên bảo vệ.

Ngay sau đó, lực lượng công an đã được điều tới công trường Samsung Bắc Ninh để vãn hồi trật tự.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tử Quỳnh - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết sau khi vụ xô xát xảy ra, Công an tỉnh huy động nhiều lực lượng đến hiện trường.

“Đến gần 15 giờ, tình hình trật tự tại khu công trường được ổn định, mọi hoạt động trở lại bình thường”, ông Quỳnh cho biết và thông tin thêm, vụ việc đang được Công an tỉnh điều tra nguyên nhân.

Xo xat o nha may Samsung Bac Ninh: Nguyen nhan la gi? - Anh 2

Lực lượng Cảnh sát Cơ động làm nhiệm vụ lập lại trật tự. Nguồn ảnh: Zing.vn

Ngay trong chiều nay, đại diện Samsung Việt Nam đã có phát ngôn chính thức về nguyên nhân vụ xô xát giữa công nhân với bảo vệ Samsung Bắc Ninh. Theo đó, vụ việc là do “hiểu nhầm” giữa đội bảo vệ với công nhân trong quá trình kiểm tra an ninh ở cổng ra vào.

"Chúng tôi xin khẳng định rằng không có mâu thuẫn nào xảy ra giữa Samsung và người lao động Việt Nam. Dây hoàn toàn là hiểu nhầm giữa đội bảo vệ và công nhân xây dựng trong quá trình kiểm tra an ninh ra vào khu vực công trường kéo dài hơn dự kiến" - Samsung Việt Nam khẳng định.

Đại diện Samsung cũng cho hay người bị thương trong vụ ẩu đả là một nhân viên bảo vệ. Do vết thương nhẹ, hiện nhân viên này đã ổn định sức khỏe.

Theo Kiến Thức

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.