Xét xử phúc thẩm vụ án tại Ethanol Phú Thọ: Không triệu tập Đinh La Thăng đến tòa

GD&TĐ - Theo thông báo của thư ký, danh sách triệu tập những người tham gia phiên tòa không có Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.

Các bị cáo kháng cáo có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Quang Tuyền.
Các bị cáo kháng cáo có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Quang Tuyền.

Sáng 27/9, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm xét kháng cáo của 6 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ. HĐXX trong vụ án gồm 3 người, do Thẩm phán Võ Hồng Sơn làm chủ toạ phiên toà.

Tại phần thủ tục, thư ký cho biết các bị cáo kháng cáo đều có mặt. Bị cáo Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam) không có mặt trong danh sách những người được triệu tập tham gia phiên tòa. Hai bị cáo này cũng không kháng cáo bản án sơ thẩm.

Cũng theo thông báo của thư ký, đại diện Công ty TNHH Đầu tư Mai Phương có mặt nhưng luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp này vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên tòa vì đang phải cách ly do trước khi phiên tòa được mở, luật sư có vào TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, sau ít phút hội ý, HĐXX nhận định đây là lần thứ 3 mở phiên tòa do 2 lần trước đó bị hoãn vì ảnh hưởng dịch Covid-19, tài liệu phiên tòa đã được gửi về các đương sự đầy đủ. Do đó, HĐXX quyết định tiếp tục xét xử.

Trong vụ án này, các bị cáo có đơn kháng cáo gồm: 6 bị cáo có đơn kháng cáo gồm: Vũ Thanh Hà (SN 1962, cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí - PVB), Phạm Xuân Diệu (SN 1960, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam- PVC), Nguyễn Xuân Thủy (SN 1961, cựu Phó trưởng Phòng Đầu tư dự án, PVB), Khương Anh Tuấn (SN 1975, cựu Phó trưởng Phòng thương mại, PVB), Lê Thanh Thái (SN 1960, cựu Trưởng phòng kinh doanh, PVB) và Hoàng Đình Tâm (SN 1981, cựu Kế toán trưởng PVB).

Trong đơn kháng cáo, 6 bị cáo đều xin Tòa án cấp phúc thẩm xem xét miễn trách nhiệm dân sự cho mình. Ngoài ra, 3 bị cáo: Vũ Thanh Hà, Phạm Xuân Diệu và Nguyễn Xuân Thủy còn kháng cáo xin giảm khung hình phạt của tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” từ khoản 3 xuống khoản 1 (Điều 224 BLHS). Riêng bị cáo Lê Thanh Thái xin được hưởng án treo.

Ngoài 6 bị cáo kháng cáo, liên quan đến vụ án này, Công ty TNHH Đầu tư Mai Phương cũng có đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét trả lại 3.400 m2 đất tại thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) cho Công ty Mai Phương thay vì trả lại cho PVC như bản án sơ thẩm đã tuyên. 

Trước đó, trong các ngày từ 8/3 đến 15/3, TAND TP. Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án này. Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 11 năm tù về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp với bản án 30 năm tù trước đó, hình phạt chung áp dụng đối với ông Đinh La Thăng là 30 năm tù.

Ông Trịnh Xuân Thanh bị phạt 18 năm tù về 2 tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp với các bản án trước đó, hình phạt chung đối với ông Trịnh Xuân Thanh là tù chung thân.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam

Thưởng thức 'Đêm trắng'

GD&TĐ - 20 giờ ngày 11/1, vở kịch 'Đêm trắng' tiếp tục được công diễn tại Nhà hát Kịch Việt Nam (Số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Cảnh quan Paris nhìn từ tháp Eiffel. Ảnh: ITN

Truyện ngắn: Lời thì thầm từ tâm hồn

GD&TĐ - Thomas Mercier có một cuộc sống bình thường tại Quận 15 của thủ đô Paris hoa lệ. Một buổi sáng, khi đang trên đường đến chỗ làm, anh bỗng nhiên nhận ra một điều gì đó rất khác lạ.

Ảnh: Phương Thảo

Thương nhau củ ấu cũng tròn

GD&TĐ - Phiên chợ Giành hôm nay tự nhiên thấy mọi người túm năm tụm ba một chỗ, vừa mua vừa bán vui quá. Thì ra cô hàng ấu đã trở lại!