Xem trực tiếp trận Việt Nam - Indonesia trên kênh nào?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một đơn vị tại Việt Nam đã sở hữu bản quyền truyền thông hai trận đấu đội tuyển Việt Nam gặp Indonesia.

Trận Việt Nam - Indonesia trên kênh sóng tại Việt Nam.
Trận Việt Nam - Indonesia trên kênh sóng tại Việt Nam.

Trong tháng 3 này, tuyển Việt Nam sẽ có 2 trận đấu rất quan trọng với Indonesia ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á.

Kết quả của hai trận đấu sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng đi tiếp của cả hai đội, thậm chí là quyết định nhiều tới chiếc ghế của HLV Troussier.

Hai trận đấu trên lần lượt vào ngày 21/3 trên sân Gelora Bung Karno (20 giờ 30) và ngày 26/3 trên sân Mỹ Đình (19 giờ).

FPT là đơn vị sở hữu bản quyền truyền thông hai trận đấu đội tuyển Việt Nam gặp Indonesia. Người hâm mộ Việt Nam có thể theo dõi màn so tài giữa hai đội trên các nền tảng của FPT, kênh VTV5.

Tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á, tuyển Việt Nam đang đứng nhì bảng F với 3 điểm. Sau 2 lượt trận đầu tiên, “Rồng vàng” giành chiến thắng trước Philippines (2-0) và để thua Iraq (0-1).

Đoàn quân áo đỏ đã hội quân từ ngày hôm hôm 13/3. Tuy nhiên, vì vướng lịch thi đấu vòng 16 đội Cúp quốc gia 2023/24 nên phải đến ngày mai 15/3, đội tuyển mới có đầy đủ quân số.

Về phía Indonesia, đội bóng này đã hoàn thành nhập tịch cầu thủ gốc Hà Lan, Nathan Tjoe-A-On. Cầu thủ này có thể khoác áo đội tuyển Indonesia tham dự hai trận đấu với đội tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ hai World Cup 2026 diễn ra vào ngày 21 và 26/3i.

Trong danh sách HLV Shin Tae Yong công bố, Nathan Tjoe-A-On cũng có tên. Cùng với đó, tuyển Indonesia còn có 9 cầu thủ nhập tịch khác là Thom Haye, Ragnar Oratmangoen, Justin Hubner, Jordi Amat , Sandy Walsh, Nathan Tjoe-A-On, Jay Idzes Ivar Jenner, Marc Klok và Rafael Struick.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.