Xây sân bay Vân Đồn trong hơn 2 năm: Bài học của kinh tế tư nhân

GD&TĐ - Là trưởng nhóm chuyên gia (Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng) tham gia nghiệm thu sân bay  quốc tế Vân Đồn, Tiến sĩ Cao Duy Tiến khẳng định “vì tư nhân xây nên… cái gì cũng nhanh”.

Sân bay quốc tế Vân Đồn
Sân bay quốc tế Vân Đồn

Không làm công trình tăng giá

Là trưởng nhóm chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng, theo sát dự án sân bay Vân Đồn từ những ngày đầu xây dựng cho tới khi dự án được nghiệm thu, Tiến sĩ Cao Duy Tiến đã có cuộc trao đổi với báo chí về chất lượng, tiến độ của dự án. Tiến sĩ Cao Duy Tiến cho biết: 

Trước hết là về tốc độ. Tuy là một công trình có quy mô rất lớn nhưng thời gian thi công dự án lại chỉ mất có hai năm rưỡi.

Từ góc độ thành viên Hội đồng nghiệm thu nhà nước, tôi đánh giá rằng chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn trọn vẹn. Dưới sự chỉ đạo của chủ đầu tư, các nhà thầu thi công đã tuân thủ chặt chẽ yêu cầu chất lượng.

Cục hàng không Việt Nam cũng đã tổ chức bay thử để xác nhận các thiết bị phục vụ cho hạ cất cánh là đảm bảo yêu cầu. Những công trình lân cận sân bay đã đủ điều kiện để cho máy bay lên và xuống.

Riêng về “trái tim của cảng hàng không”, tức nhà ga hành khách, chúng tôi hoàn toàn đánh giá cao bởi ý tưởng thiết kế do đối tác Singapore thực hiện với kiến trúc rất đẹp. Lại được thi công trong thời gian rất ngắn.

Từng tham gia nghiệm thu hàng chục công trình xây dựng cấp quốc gia, theo ông, những điểm khác biệt giữa một dự án do nhà nước xây dựng và một dự án do doanh nghiệp tư nhân xây dựng là gì?

Sân bay Vân Đồn vừa đạt tiến độ vừa đảm bảo chất lượng. Lý do có thể vì dự án do doanh nghiệp tư nhân xây. Họ trân trọng từng đồng vốn họ bỏ ra nên họ phải đảm bảo tiến độ nhanh với chất lượng tốt nhất để sớm đưa vào khai thác. So với những dự án, công trình khác, thì thời gian xây dựng một dự án như thế này là rất nhanh.

Đường băng sân bay Vân Đồn
 Đường băng sân bay Vân Đồn

Thông thường, các công trình do nhà nước đầu tư thường bị vướng mắc quá nhiều ở khâu thủ tục. Còn dự án do doanh nghiệp tư nhân xây dựng thì khác.

Chủ đầu tư họ có quyền tự quyết định về vốn liếng, tiến độ. Và đáng chú ý nhất đó là DN tư nhân họ làm với mức giá rẻ hơn nhiều chứ không hề làm tăng giá công trình. Họ chọn được nhà thầu tốt và họ tổ chức đấu thầu rất công khai nên họ chọn được mức giá thành hợp lý cho các gói thầu. Tôi đánh giá rất cao điều này.

Đài không lưu cảng hàng không quốc tế Vân Đồn
 Đài không lưu cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

Tư nhân xây, cái gì cũng… nhanh

Từ câu chuyện xây sân bay Vân Đồn này, nhìn rộng ra, ông có thể đúc  kết những bài học gì về huy động nguồn lực của kinh tế tư nhân, thưa ông?

Cần phát huy vai trò của kinh tế tư nhân. Mô hình này nên được áp dụng rộng rãi. Bởi DN tư nhân đầu tư hiệu quả, thời gian xây dựng công trình nhanh, tốc độ. Tư nhân họ có kinh nghiệm về đầu tư, về thu hồi vốn, họ biết cách để làm sao hiệu quả nhất, họ cũng sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro. Nhà nước tới đây chỉ nên nắm giữ vai trò hỗ trợ chủ đầu tư về mặt pháp lý, thủ tục mà thôi. 

Tôi cũng cho rằng đây sẽ là mô hình đầu tư của tương lai. Bởi các động thái của Chính phủ cũng cho thấy nhà nước đang thoái vốn ở các tập đoàn lớn, cổ phần hóa, tích cực hỗ trợ cho khối DN tư nhân.

Thệ thống trả khay tự động tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn
 Thệ thống trả khay tự động tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

Trở lại với sân bay Vân Đồn, cá nhân ông ấn tượng nhất với điều gì? Kiến trúc nhà ga hay thiết bị tiện nghi, hiện đại?

Tôi cho rằng chủ đầu tư Tập đoàn Sun Group rất quan tâm đến cảm nhận của hành khách. Họ trân trọng việc tiếp đón khách đến và đi. Vậy nên những trang thiết bị nào tốt nhất, công nghệ nào hiện đại nhất hiện nay mà thế giới đang áp dụng thì họ đưa hết cả về Vân Đồn.

Từ hệ thống an ninh, PCCC cho tới hệ thống băng tải hành lý, trả khay tự động ở cửa an ninh….tất cả đều nhằm phục vụ khách tốt nhất, mang tới sự tiện lợi nhất cho khách.  Ngoài ra, các công trình hạ tầng, nhà vệ sinh, sảnh chờ, vườn sinh thái, quầy làm thủ tục check in… tất cả đều rất đẹp mắt, nhiều cây xanh, hoa lá, cảnh quan gần gũi với các bức hình Hạ Long.

Không gian kiến trúc nhà ga quốc tế Vân Đồn
 Không gian kiến trúc nhà ga quốc tế Vân Đồn 

Có vẻ như chủ đầu tư đã đặt mình vào vị trí của khách hàng, để hiểu mong muốn, cảm nhận của họ khi  thiết kế các hạng mục tiện ích như vậy?

Tôi nghĩ họ đã đặt họ ở vai hành khách. Cho dù để “quan tâm” đầu tư đáp ứng được nhu cầu khách như thế thì phải tốn tiền hơn rất nhiều.

Việc họ dám đầu tư lớn, chịu tốn kém hơn là bởi mong muốn được phục vụ khách hàng tốt nhất có thể. Có như vậy mới thu hút được khách. Sân bay này được thiết kế cho các tuyến bay quốc tế nữa chứ không chỉ có bay nội địa.

 

Suốt quá trình tham gia trong Hội đồng nghiệm thu Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, có kỉ niệm sâu sắc nào khiến ông nhớ nhất?

Điều tôi ấn tượng nhất là chủ đầu tư tiếp thu và hoàn thiện các hạng mục rất nhanh, với một tinh thần trách nhiệm cực kỳ cao. Có những hạng mục, theo tiêu chuẩn chỉ cần đạt một tỷ lệ nhất định, nhưng để chắc chắn, họ đã làm vượt trên cả mức một trăm phần trăm. Điều đó cho thấy tinh thần cầu thị. Bất kỳ yêu cầu nào của Hội đồng nghiệm thu về chất lượng, chỉ cần đưa ra ý kiến hôm trước là dăm ba ngày sau mọi việc hoàn thiện đâu vào đấy.

Có lẽ, đó là  sự khác biệt giữa chủ đầu tư nhà nước và chủ đầu tư là DN tư nhân.

Các dự án của nhà nước thường phát sinh vốn. Mà khi phát sinh vốn thì phải có chủ trương đã, rồi phê duyệt chủ trương đó, rồi mới đến đấu thầu…mất bao nhiêu khâu và mất bao nhiêu là thời gian. Còn “anh” tư nhân, chỉ cần trong phạm vi thẩm quyền và tài chính trong tầm kiểm soát thì yêu cầu đưa ra hôm trước, đến ngày hôm sau họ thực thi luôn. Chỉ có như vậy tiến độ mới nhanh được.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ