Xây dựng văn hóa nhà trường: Đòi hỏi quá trình liên tục

GD&TĐ - Làm thế nào để văn hóa ứng xử nhà trường được bền vững và trở thành một thuộc tính trong các hoạt động học tập, sinh hoạt của học sinh luôn là trăn trở của những nhà quản lý giáo dục.

Học sinh hào hứng với buổi sinh hoạt ngoại khóa
Học sinh hào hứng với buổi sinh hoạt ngoại khóa

Giáo viên không được trau dồi chuẩn mực về đạo đức

Chia sẻ về những vụ bạo lực học đường trong thời gian vừa qua, TS. Lê Thị Ngọc Thúy, Trưởng Phòng Quản lý khoa học, Học viện Quản lý Giáo dục cho rằng, mặc dù giáo viên được học tập và có kiến thức qua trường lớp sư phạm nhưng khi đi dạy họ không được lãnh đạo nhà trường quan tâm và xem như là tiêu chí quan trọng để rèn rũa và đánh giá nghiêm túc trong quá trình công tác.

“Tôi cho rằng chúng ta đang nặng về hình thức mà chúng ta chưa có một phương thức hay giải pháp nào đó để thấm nhuần từ kiến thức đến hành động của những người làm công tác sư phạm, từ đó mới có có tính chuyên nghiệp trong nghề và nâng cao đạo đức nghề nghiệp…

Khi GV có văn hóa thì sẽ biết cư xử có đạo đức. Nên chăng cần đánh giá sự chuyên nghiệp của giáo viên bằng chính bộ quy tắc văn hóa giảng dạy đó như thế nào trong nhà trường. Chúng ta không thể mất bò mới lo làm chuồng”, TS Lê Thị Ngọc Thúy chia sẻ.

TS Lê Thị Ngọc Thúy
TS Lê Thị Ngọc Thúy 

Theo TS Lê Thị Ngọc Thúy, xây dựng văn hóa nhà trường là cả một chiến lược và quá trình liên tục.  Văn hóa nhà trường là một cái cây càng vun trồng tốt thì càng tỏa bóng mát và rất dễ thực hiện. Người hiệu trưởng nếu xác định được giá trị cốt lõi của nhà trường được xây dựng trên 03 loại hình văn hóa: văn hóa quản lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập - thì sẽ có một môi trường sư phạm chuyên nghiệp, một xã hội thu nhỏ giàu nhân văn trong nhà trường; là nơi để học sinh được hưởng tri thức, tình yêu thương và sự thanh bình. Giáo viên và học sinh sẽ tự ý thức về bổn phận và trách nhiệm của mình để được chuyên nghiệp hơn.

Cần vá những lỗ thủng trong văn hóa nhà trường

Chúng ta luôn tồn tại 2 hình thức để củng cố giáo dục. Hình phạt là kỷ luật học đường, đôi khi chúng ta đẩy hình phạt thành bạo lực.

Tôi cho rằng, chúng ta phải có kỷ luật trong nhà trường, trong giới hạn cho phép để học sinh đạt được mức độ mong muốn. Phụ huynh cần hiểu được kỷ luật là cần thiết nhưng không phải kỷ luật là bạo lực.

Tình thương của người thầy luôn tồn tại cả kỷ luật và hình phạt. Tuy nhiên, nếu người thầy không kiểm soát được hành vi của mình, hình phạt  vượt quá khả năng cho phép sẽ bị lên án và xử lý (như vụ việc vừa qua).

Theo TS. Lê Thị Ngọc Thúy, GV đang thiếu kỹ năng xã hội, kể cả kỹ năng ứng xử để bảo vệ bản thân trước dư luận xã hội. Vì thế, cần có chiến lược xây dựng văn hóa nhà trường, các trường học đã có văn hóa nhà trường nhưng trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập cần phải củng cố và tiếp tục phát triển; phát triển không tùy tiện mà có chiến lược, có giai đoạn để từ đó sẽ vá những lỗ thủng trong văn hóa nhà trường mà hiện nay còn tồn tại.

 Các cấp quản lý cần phải có chủ trương và có văn bản hướng dẫn nâng cao văn hóa ứng xử học đường. Mỗi nhà trường trên cơ sở văn hóa tổ chức của trường mình sẽ tự xây dựng các chương trình hành động cụ thể và sinh động vì điều quan trọng là cần phải được thực hành liên tục để hình thành thói quen, hành vi của thầy cô và học sinh trong nhà trường.    

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...