Xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới

Xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới

Tại mục 6, phần III, Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại  của Dự thảo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta đã xác định: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.

Tôi cho rằng đây là định hướng lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tôi hoàn toàn tán thành với định hướng này vì sẽ giúp những người làm công tác văn hóa phát triển, là cơ sở để nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phi văn hóa, phản văn hóa, góp phần định hướng cho nhân dân kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. ..

Nâng cao chất lượng tư tưởng văn hóa, hiện đại về mô hình, cơ cấu...
ảnh minh họa

Phải khẳng định rằng: trong suốt quá tình lãnh đạo, Đảng ta luôn coi văn hóa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước, nhất là bước vào thời  kỳ đổi mới(từ năm 1986) những nhận thức mới của Đảng về văn hóa có bước chuyển quan trọng. Nền văn hóa mà Đảng xác định, xây dựng là nền văn hóa với đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn. Một hệ thống lý luận văn hóa được hợp thành với lý luận chung trong quá trình đổi mới tư duy của toàn xã hội. Toàn bộ tinh thần của về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã làm sáng lên bức tranh của nền văn hóa đất nước trong tương lai. Đó là nền văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường. Đó cũng chính là kết tinh của sự kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, về xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, về phương pháp lãnh đạo văn hóa, quản lý văn hóa; là sản phẩm từ tổng kết lý luận và thực tiễn trong quá trình 80 năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo văn hóa của Đảng…

Ngày nay, quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, vấn đề định hướng phát triển đất nước cực kỳ quan trọng. Định hướng đúng để đạt tới mục tiêu Đảng ta xác định là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”(Trích: phần III-Mục tiêu tổng quát chiến lược và khâu đột phá của Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020). Trong đóĐảng ta chọn: Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá là “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật” (Trích: mục b Về văn hóa, xã hội; tại phần III- Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá của Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020).

Có thể nói, đây là sự lựa chọn sáng suốt, nhạy bén của Đảng ta. Song để thực hiện được yêu cầu trên, chúng tôi cho rằng cần tập trung vào một số vấn đề chính như: Trong xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện cần phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan, đoàn thể nhân dân, các hội văn học nghệ thuật, khoa học, trí thức, báo chí, của các cá nhân; Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nếp sống văn hóa hiện đại trong nhân dân; Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định; Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa; Chống sự xâm nhập văn hóa độc hại, lai căng, phản động; Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa; Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển; Nâng cao chất lượng tư tưởng văn hóa, hiện đại về mô hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật; Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp; Đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sỹ; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của các hội văn học- nghệ thuật từ trung ương đến địa phương.

Và cũng như phát triển kinh tế, phát triển văn hóa cũng phải coi trọng chất lượng, phải đúng hướng. Bác Hồ từng nói: Những con người đó phải được chăm lo cả về bản lĩnh chính trị tư tưởng, học vấn, sức khỏe, trí tuệ, tình cảm và đạo đức, đó chính là văn hóa.

Nguyễn Thị Thanh Tâm

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ