Xây dựng thư viện ngoài trời cho học sinh

GD&TĐ - Ở nhiều nơi tại vùng lũ Quảng Bình, việc xây dựng được một thư viện ngoài trời được coi là một “kỳ tích”, bởi mỗi khi lũ về mọi thứ gần như trở lại con số không tròn trĩnh... Nhưng không vì lý do đó mà tập thể cán bộ giáo viên trường Tiểu học Cảnh Hoá chịu bó tay. Vượt qua mọi trở ngại, các thầy các cô ở đây đã xây dựng thư viện ngoài trời cho học sinh nhằm giúp các em có điều kiện trang bị thêm kiến thức. 

Toàn cảnh thư viện xanh được xây dựng từ nguồn xã hội hoá của trường Tiều học Cảnh Hoá.
Toàn cảnh thư viện xanh được xây dựng từ nguồn xã hội hoá của trường Tiều học Cảnh Hoá.

Vượt lũ xây dựng thư viện xanh

Nằm trong vùng lũ nên trường Tiểu học Cảnh Hoá xã Cảnh Hoá huyện Quảng Trạch tình Quảng Bình là một trong những ngôi trường thường xuyên ngập lụt. Chỉ cần mưa hoặc nước sông Gianh lên cao là thầy trò của nhà trường đã phải lội bì bõm lội nước. 

Để giúp các em có thêm kiến thức, nhà trường đã đầu tư nhiều công sức, đồng thời vận động xã hội hóa rất nhiều mới làm nên một thư viện xanh ngoài trời với nhiều tài liệu tham khảo của học sinh nhằm giúp những em học sinh có đam mê đọc và nghiên cứu tự trang bị thêm kiến thức từ việc học cũng như kiến thức xã hội nằm trong độ tuổi của các em.  

Mỗi giờ ra chơi rất nhiều học sinh tự giác tìm kiếm kiến thức qua tài liệu và những câu chuyện cổ tích.
Mỗi giờ ra chơi rất nhiều học sinh tự giác tìm kiếm kiến thức qua tài liệu và những câu chuyện cổ tích.

Nói về thư viện xanh của nhà trường, cô giáo Trần Thị Hoà, hiệu trưởng của trường tâm sự: Để có một khuôn viên đẹp thì tập thể giáo viên nhà trường đã phải dày công gây dựng, nhưng cứ mỗi mùa lũ về, bao công sức của mọi người lại có nguy cơ mất sạch 

Được biết, cứ đến mùa mưa lũ về, chỉ cần nghe dự báo thời tiết báo có mưa là các cô trong trường đã phải tháo gỡ thư viện để “chạy lũ”.

Lâu dần chuyện chạy lũ thư viện trở thành quen và có kinh nghiệm nên dù ở vùng lũ nhưng nhà trường vẫn có thư viện xanh vừa đẹp, vừa hữu ích cho học sinh.

Để duy trì hoạt động của "Thư viện xanh vượt lũ" nêu trên, nhà trường đã tổ chức ngày hội đọc sách và thông qua đó đã quyên góp được một lượng lớn các đầu sách khác nhau tạo nên sự phong phú cho thư viện nhà trường. 

Thư viện xanh không chỉ là nơi giúp ích cho học sinh mà cũng là nơi cô và trò trao đổi kiến thức thông qua sách và tài liệu.
Thư viện xanh không chỉ là nơi giúp ích cho học sinh mà cũng là nơi cô và trò trao đổi kiến thức thông qua sách và tài liệu.

Thuận lợi cho học sinh 

Cô Trần Thị Thanh Tâm, cán bộ thư viện trường Tiểu học Cảnh Hoá cho biết: Thư viện xanh ngoài trời được đặt ở nơi tập trung kiên cố tách biệt với khu lớp học và bên cạnh sân chơi ngoài trời của học sinh. Nhà trường cũng sắp xếp sách báo ở mọi không gian trong toàn trường như hàng cây, cầu thang, hành lang của các lớp học, rất thuận tiện cho việc đọc sách học sinh.

Với cách bố trí này các em học sinh không phải mất thời gian vào thư viện mượn sách, nghiên cứu tài liệu các lĩnh vực thuộc bậc học của mình mà có thể tiếp cận dễ dàng những cuốn sách, tờ báo mà mình yêu thích mỗi khi đến trường...

Em Phạm Mai Phương, học sinh lớp 5B cho biết: Thư viện đã giúp em với các bạn dễ dàng được đọc sách báo, thông tin ở bất kể ở thời điểm nào lúc đến trường, điều này làm chúng em rất thích. Thư viện giúp cho chúng em có thêm vốn hiểu biết thế giới xung quanh, qua đó cho chúng em mối quan hệ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và làm được nhiều việc có ích cho xã hội từ những kiến thức, tài liệu mà chúng em đọc được từ thư viện này… 

Có thể nói, việc tổ chức Thư viện xanh của trường Tiểu học Cảnh Hoá là bước đệm khích lệ tinh thần đọc sách, báo của học sinh, từ đó khơi dậy sự đam mê yêu sách và ham đọc sách cho học sinh, tạo nên những Kĩ năng sống - Giá trị sống cơ bản, tạo nên sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh tại nhà trường.

Học sinh tìm kiếm tài liệu, sách báo cho mình từ thư viên tiện lợi này.
Học sinh tìm kiếm tài liệu, sách báo cho mình từ thư viên tiện lợi này.

Nói về hiệu quả của mô hình thư viện xanh ngoài trời, cô Trần Thị Hoà khẳng định: Việc tương tác kiến thức từ sách vở, từ thực tế không chỉ giúp các tạo nên được những kỹ năng như kể chuyện, diễn thuyết, kỷ năng đọc... được áp dụng tốt trong môn Tiếng Việt. Và thực tế sau việc triển khai mô hình này đã cho thấy tiến bộ rõ rệt của các em học sinh trong nhà trường...

Việc triển khai mô hình ở những vùng khó trước hết sẽ tạo được hiệu quả trong việc tăng cường các loại đầu sách, báo giúp học sinh vùng khó có thể tiếp cận đa dạng thông tin chứ không chỉ hạn hẹp ở kiến thức sách giáo khoa được giảng dạy tại nhà trường...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.