Xây dựng hình ảnh, chân dung người giáo viên hạnh phúc trong thời đại 4.0

GD&TĐ - Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức bồi dưỡng chuyên đề “Xây dựng hình ảnh và chân dung người giáo viên hạnh phúc trong thời đại 4.0” cho gần 300 viên chức, giảng viên, người lao động toàn trường.

TS Tâm lý Đào Lê Hòa An chia sẻ tại khóa tập huấn thông qua hình thức trực tuyến.
TS Tâm lý Đào Lê Hòa An chia sẻ tại khóa tập huấn thông qua hình thức trực tuyến.

Khóa bồi dưỡng diễn ra bằng hình thức trực tuyến qua nền tảng Zoom của Trường ĐH Kiên Giang diễn ra từ ngày 14 - 28/11.

Với chuyên đề “Xây dựng hình ảnh và chân dung người giáo viên hạnh phúc trong thời đại 4.0”, các chuyên gia tâm lý sẽ trình bày, chia sẻ 3 nội dung chính, gồm: Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và chân dung số người giáo viên thời hiện đại; Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới; Nghệ thuật gieo - gặt, công cụ lao động đặc biệt của người làm công tác giáo dục.

Theo TS Nguyễn Tuấn Khanh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Kiên Giang, việc bồi dưỡng nhằm mục đích chia sẻ về nghệ thuật xây dựng hình ảnh. Giải đáp những tâm tư, thắc mắc của viên chức, giảng viên, người lao động trong quá trình công tác tại trường.

Đồng thời, chia sẻ những phương pháp nắm bắt tâm lý người lao động và người học cách thức tác động tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc; xây dựng môi trường học tập, làm việc hạnh phúc.

“Chuyên đề này là một trong những giải pháp đầu tiên để từng bước cụ thể hóa chủ đề của năm học “Kiến tạo môi trường học tập hạnh phúc” của nhà trường”, TS Nguyễn Tuấn Khanh cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.