Xây dựng chuẩn nghèo mới: Bổ sung các điều kiện bảo đảm an sinh

Xây dựng chuẩn nghèo mới: Bổ sung các điều kiện bảo đảm an sinh

Nhiềutiêu chí không còn thích hợp

Chuẩn nghèo đa chiều bao gồm các phương pháp, công cụ,quy trình rà soát hộ nghèo bảo đảm tính khách quan và dễ nhận diện đối tượng. Tronggiai đoạn 2016-2020 việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đã góp phần tích cựctrong việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ nghèo cả nước đã giảm từ9,88% năm 2015 xuống còn 3,75% năm 2019, bình quân giảm 1,53%/năm, đạt vượt sovới mục tiêu đề ra là 1-1,5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều có xu hướnggiảm mạnh hơn trong tổng số tỷ lệ hộ nghèo chung, từ 24,4% năm 2015 xuống còn6,83% năm 2019. Số lượng hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản đượcgiảm mạnh sau 4 năm. Đặc biệt, số lượng hộ nghèo thiếu hụt chỉ số nhà tiêu hợpvệ sinh, chỉ số nước hợp vệ sinh, chỉ số chất lượng nhà ở giảm từ 40-50%.

Bên cạnh kết quả tích cực, chuẩn nghèo tiếp cận đachiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 còn tồn tại những hạn chế về tiêu chí thunhập, khi được duy trì trong 5 năm liên tục mà không cập nhật chỉ số giá, dẫn đếnviệc không phản ánh chính xác thực trạng nghèo trong giai đoạn tới. Một số chỉsố đo lường tiếp cận nghèo đa chiều chưa cụ thể, chưa định lượng nên khó xác địnhkhi thực hiện hoặc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn tớinhư chỉ số về tiếp cận các dịch vụ y tế, trình độ giáo dục của người lớn, nguồnnước sinh hoạt và vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông. Chưa xác định rõ giảipháp tác động đối với nhóm hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội làm ảnh hưởngđến hiệu quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của các địa phương…

Trước yêu cầu xây dựng, triển khai các chương trình,chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh mới của giai đoạn2021-2025, việc xây dựng, ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia mới theo hướngkế thừa và khắc phục đang trở nên cấp thiết hơn.

Bổsung các chiều thiếu hụt

Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đang tập trung xây dựng chuẩnnghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2012-2025 với nhiều điểm mới phùhợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, các tiêu chí được xây dựngkhông quá cao, nhằm tránh tạo sức ép cho các địa phương phải chạy tiến độ, chỉtiêu.

Ông Tô Đức – Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèocho biết, chuẩn nghèo đa chiều quốc gia mới sẽ tập trung điều chỉnh, nâng tiêuchí về thu nhập bằng chuẩn mức sống tối thiểu tính tại thời điểm năm 2020. Bổsung chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm và sửa đổi, bổ sung cácchỉ số đo lường các chiều thiếu hụt về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo, nhàở, nước sạch, vệ sinh, thông tin và người phụ thuộc trong hộ gia đình.

Hộ nghèo phải đáp ứng cả 2 tiêu chí thiếu hụt về thunhập và các chiều dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm phù hợp với phương pháp luận,bản chất nghèo đa chiều.

Theo đó, chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng chogiai đoạn 2021-2025 bao gồm hai nhóm tiêu chí là: tiêu chí về thu nhập và nhómtiêu chí về thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.

Trên cơ sở chuẩn mức sống tối thiểu, ước tính ngânsách thực hiện và mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, tiêuchí nghèo về thu nhập được đề xuất theo phương án: 1,5 triệu đồng/người/tháng ởkhu vực nông thôn và 2 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

Bên cạnh đó, nhóm tiêu chí về thiếu hụt dịch vụ xã hộicơ bản cũng được kế thừa và bổ sung chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020,các dịch vụ xã hội cơ bản được đề xuất gồm sáu dịch vụ: y tế; giáo dục; nhà ở;nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin; việc làm.

Ngoài các chiều thiếu hụt của chuẩn nghèo giai đoạntrước, chuẩn nghèo giai đoạn mới bổ sung thêm chiều việc làm. Đây là chiều phảnánh thu nhập và điều kiện bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân. Chỉ số việclàm gắn với thu nhập cũng sẽ là cơ sở để phân loại đối tượng hộ nghèo giai đoạntới để có các giải pháp tác động phù hợp, thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèocó điều kiện, có thời gian.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, dự kiến, đến hết năm 2020, tỷ lệ nghèo sẽ giảm từ 3,75% năm 2019 xuống dưới 3%, bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020; tỷ lệ nghèo tại huyện nghèo giảm trên 4% so với năm 2019, đạt mục tiêu Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ giao. Hiện cả nước còn 8.464 hộ nghèo có thành viên là người có công, các địa phương phấn đấu đến hết năm 2020 không còn hộ nghèo thuộc diện này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.