Dở khóc dở cười chuyện mất đôi dép “tháng cô hồn“

Bị kẻ gian trong xóm trọ lấy mấy dép lại còn để lại đôi giày cũ "bù đắp", nữ sinh than thở chưa từng nghĩ cảnh này sẽ xảy ra.

Dở khóc dở cười chuyện mất đôi dép “tháng cô hồn“

Nạn mất cắp vặt xảy ra thường xuyên ở cuộc sống sinh viên chung xóm trọ, ai cũng lo ngại nhưng nhiều vấn đề không thể phòng tránh được.

Chưa từng nghĩ câu chuyện mất cắp đồ xảy ra với mình, cô bạn Bùi Mai Ly vẫn hoang mang: "Mình chuyển tới khu trọ này ở từ sau Tết đến giờ, chưa từng gặp chuyện nào tương tự. Ngày hôm đó đi làm về thấy đôi giày lạ cứ nghĩ có bạn mới đến chơi nhưng không phải. Chạy ra kiểm tra lại thì thấy đôi dép của mình đã mất, thay vào đó là đôi giày này!".

Đôi giày đã qua sử dụng đến mức
Đôi giày đã qua sử dụng đến mức "tã" được để lại từ người lấy chiếc dép.

Ly cho biết, vì số lượng giày dép của cả phòng nhiều nên để trong nhà cũng bất tiện, đành để ngoài cửa. Điều cô không biết nên khóc hay nên cười là đôi giày được tên trộm "có tâm" để lại dường như đã đi "8 vạn 600 cung đường rồi": "Mình mới nghe câu chuyện ăn khế trả vàng chứ chưa nghĩ lấy dép trả giày như này bao giờ. Tháng cô hồn mới gõ cửa mà đã chạm đáy nỗi đau như này rồi!".

Không đành lòng để đồ ra đi như vậy, nữ sinh 1999 viết tâm thư xin người lấy trả dép và dán trước cửa phòng. Sau gần một ngày đăng tải câu chuyện xui xẻo đầu tháng lên mạng xã hội, chẳng biết tên trộm tự "hối lỗi" hay do đọc được những dòng chữ tha thiết của cô nàng mà đem trả lại khổ chủ nữa.

Bức
Bức "tâm thư" của cô bạn.
May mắn là hiện tại đôi dép đã về với Ly tuy nhiên kẻ gian vẫn không chịu mang đôi giày cũ về.
May mắn là hiện tại đôi dép đã về với Ly tuy nhiên kẻ gian vẫn không chịu mang đôi giày cũ về.

Trường hợp của Mai Ly là số ít nạn nhân được trả lại đồ, cô cho biết sẽ để ý đồ đạc cẩn thận hơn song vẫn chủ yếu đặt niềm tin lớn ở lòng tự trọng của những người bạn cùng chung sống xung quanh mình.

Theo baodatviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.