WHO: 70 loại vắc xin Covid-19 đang được phát triển

WHO: 70 loại vắc xin Covid-19 đang được phát triển

70 loại vắc-xin phòng Covid-19 đang được phát triển

Trả lời cho câu hỏi về tiến độ phát triển vắc-xin và các phương pháp điều trị đặc hiệu cho Covid-19, được đặt ra trong buổi cung cấp thông tin báo chí về Covid-19 khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), PGS.TS Trần Thị Giáng Hương, Giám đốc các chương trình kiểm soát bệnh tật của WHO cho biết: “Công tác phát triển các loại vắc-xin và phương pháp điều trị đặc hiệu cho Covid-19 là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của cuộc chiến chống dịch. Hiện tại, các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đang nỗ lực làm việc, để đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện vắc xin cũng như các phương pháp điều trị Covid-19”.

Theo số liệu được PGS.TS Trần Thị Giáng Hương dẫn chứng, có khoảng 70 loại vắc-xin phòng Covid-19 đang được phát triển. Trong số đó, có 3 loại vắc-xin đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 1 loại vắc-xin đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2. Nhiều phương pháp điều trị cũng đang được thử nghiệm lâm sàng trên toàn cầu.

Chung sức với nhiệm vụ tìm ra biện pháp chống lại Covid-19, WHO đã thành lập chương trình “Thử nghiệm liên kết”. Đây là chương trình thử nghiệm lâm sàng với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho Covid-19. Theo tính toán, thông qua Thử nghiệm liên kết, thời gian để tìm ra các loại thuốc giúp làm chậm diễn tiến của Covid-19 hoặc tăng tỉ lệ sống của các bệnh nhân, có thể giảm đến 80%.

“Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 100 quốc gia đã tham gia vào chương trình thử nghiệm này. Bên cạnh đó, WHO cũng xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19 đã được thực hiện, để chuyên gia các nước có thể truy cập và sử dụng dữ liệu này phục vụ cho nghiên cứu của mình ” – PGS.TS Trần Thị Giáng Hương nhấn mạnh.

Cũng theo chuyên gia WHO, sẽ phải mất thời gian hàng tháng thậm chí là hàng năm trời để có thể hoàn thiện vắc-xin Covid-19 và đưa vào sử dụng trong cộng đồng.

Ít nhất phải có vắc-xin hoặc thuốc điều trị cho Covid-19 thì cuộc sống bình thường mới quay trở lại

Cũng trong cuộc họp, TS Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đã chỉ rõ: “Ít nhất là cho đến khi chúng ta có được vắc-xin hoặc thuốc đặc hiệu cho Covid-19 thì chúng ta mới có thể quay trở lại cuộc sống bình thường như trước đây. Cuộc chiến với Covid-19 vẫn là một cuộc chiến trường kỳ và chúng ta phải học cách chung sống với bệnh dịch này. Đối với người dân, luôn phải đảm bảo các biện pháp an toàn và thích ứng với cách làm việc tại nhà. Với chính quyền các nước, cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo các chức năng kinh tế xã hội”.

TS Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO
TS Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO

“Nhiều quốc gia trong khu vực hiện đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, và đã mang đến những bằng chứng thực tế về hiệu quả của phương pháp này trong việc làm chậm khả năng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2, cũng như giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế. Việc nới lỏng hay dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội lúc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện thật cẩn trọng, bởi không ai mong muốn số ca mắc Covid-19 lại tăng vọt một lần nữa, do việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát quá sớm” – Đại diện WHO nhấn mạnh.

Theo dantri.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.