Vương Chiêu Quân, mỹ nhân làm vợ cả 2 cha con

Nếu như trong lịch sử Trung Quốc, đa phần các người đẹp để làm khuynh đảo triều cương, nhiễu loạn quần thần thì Vương Chiêu Quân lại là một người khác hoàn toàn. Bà chính là người phụ nữ giúp ngăn chặn binh đao khói lửa, có công bình định thiên hạ.

Vương Chiêu Quân, mỹ nhân làm vợ cả 2 cha con

Chiêu Quân bị mẽ xấu xí để không được ân ủng

Vương Chiêu Quân là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc.

Vương Chiêu Quân có sắc đẹp được ví là Lạc Nhạn, tức là vẻ đẹp khiến chim Nhạn khi thấy nàng phải thẹn thùng mà sa xuống. Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ "Lạc nhạn" trong câu "Trầm ngư lạc nhạn" ( chim sa cá lặn) do đó mà có.

Vương Chiêu Quân được trời phú nhan sắc tuyệt trần và trí thông minh. Nàng thông thạo đàn tỳ bà và tứ nghệ gồm: cầm, kì, thi, họa, được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời Hán Nguyên Đế. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt hoàng đế và vẫn chỉ là một Cung nữ.

Vì số phi tần trong hậu cung của Hán Nguyên Đế quá đông, nên hoàng đế ra lệnh cho họa sĩ Mao Diên Thọ phải vẽ hình các cung phi để hoàng đế chọn. Các cung phi thường lo lót tiền cho họa sĩ để được vẽ cho đẹp, mong hoàng đế để ý tới. Chiêu Quân từ chối đút lót cho Mao Diên Thọ, hậu quả bức chân dung nàng thật xấu xí nên nàng không được Hán Nguyên Đế để mắt tới.

vuong chieu quan, my nhan lam vo ca 2 cha con - 1

Chỉ có Chiêu Quân chán cảnh thâm cung lạnh lẽo nên tình nguyện lấy Hô Hàn Tà. Đến ngày ban hôn, Hán Nguyên đế thấy Chiêu Quân thật quá xinh đẹp thì lấy làm tiếc nhưng hối không kịp.
(ảnh minh họa)

Có giai thoại còn viết để Hán Nguyên Đế không thèm ngó ngàng Chiêu Quân, họ Mao đã điểm một giọt mực tạo thành nốt ruồi thương phu trích lệ, tức là nơi nước mắt chảy qua và bị coi là tướng sát phu.

Mỹ nhân ngăn binh đao khói lửa

Năm 33 trước công nguyên, vua Hung Nô là Hồ Hàn Tà cử người sang Hán xin làm thông gia. Đồng thời tỏ ý muốn kết hôn với công chúa nhà Hán để tăng tình hòa hiếu hai nước giống như Tần Tấn năm xưa. Nhà Hán cũng sợ bị Hung Nô đánh nên chấp thuận ban hôn, tức là gả công chúa.

Không có công chúa nào đồng ý xuất cung đến nơi thảo mạc nên Hán Nguyên đế dùng kế nhận một cung nữ làm con gái rồi phong cho chức công chúa để gả cho Hô Hàn Tà. Hán Nguyên Đế ra lệnh trong các cung nữ: Ai tình nguyện lấy thiền vu Hung Nô sẽ được coi như công chúa. Các cung nữ đều ngần ngại sang Hung Nô.

Chỉ có Chiêu Quân chán cảnh thâm cung lạnh lẽo nên tình nguyện lấy Hô Hàn Tà. Đến ngày ban hôn, Hán Nguyên đế thấy Chiêu Quân thật quá xinh đẹp thì lấy làm tiếc nhưng hối không kịp. Đem so ảnh thì thấy họ Mao vẽ không giống người thật nên xử tội cho đỡ bực.

Trong 2 năm làm vợ của Hô Hàn Tà, Chiêu Quân cũng kịp 2 lần sinh cho vua Hung Nô hai đứa con. Hô Hàn Tà qua đời theo lệ của Hung Nô thì vua mới lên ngôi nạp luôn thiếp của cha và Chiêu Quân lại làm vợ của Phục Chu Luy Nhược Đề. Sự hy sinh của Chiêu Quân giúp nhà Hán được yên ổn ở phía Bắc, khỏi bị Hung Nô đánh trong 60 năm.

vuong chieu quan, my nhan lam vo ca 2 cha con - 2

Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", lăng mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ. (ảnh minh họa)

Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành phi tần của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề, con trai lớn của Hô Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái.

Về cái chết của Chiêu Quân cũng có nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng, đến Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn. Cũng có giả thuyết khác là Chiêu Quân đến đất Hồ, nàng yêu cầu thiền vu Hồ giết chết gian thần Mao Diên Thọ, rồi sau đó nàng tìm cách tự tử, nhảy xuống sông để xác nàng theo dòng trôi trở về đất Trung Nguyên.

Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", lăng mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ.

Chẳng phải chỉ người Trung Quốc xót thương cho thân phận của Chiêu Quân mà người Việt Nam cũng thương cuộc đời của cô gái này. Nhà thơ Tản Đà khi thăm mộ Chiêu Quân từng có bài thơ Tế Vương Chiêu Quân nổi tiếng với lời lẽ bi ai:

Cô ơi, cô đẹp nhất đời

Mà cô mệnh bạc, thợ trời cũng thua

Một đi từ biệt cung vua

Có về đâu nữa đất Hồ ngàn năm

Mả xanh còn giấu còn căm

Suối vàng lạnh lẽo cô nằm với ai

Má hồng để tiếc cho ai

Đời người như thế có hoài mất không?

Theo Khám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.