“Vùng xám” trên biển, đảo và những cách ứng phó

Liên minh cầm quyền Đảng Dân chủ Tự do và Đảng New Komeito Nhật đã thảo luận các vấn đề pháp lý liên quan đến 16 kịch bản quốc phòng ứng phó trong các tình huống nảy sinh, trong đó có tình huống“vùng xám” trên biển, đảo.

Hai tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ Bờ biển Nhật Bản áp sát một chiếc thuyền được cho là xâm nhập vào vùng biển của Nhật Bản ngoài khơi đảo Uotsuri, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Businessweek.com
Hai tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ Bờ biển Nhật Bản áp sát một chiếc thuyền được cho là xâm nhập vào vùng biển của Nhật Bản ngoài khơi đảo Uotsuri, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Businessweek.com

Báo Japantimes ngày 28/5 cho biết: Trong số 16 kịch bản trên có 4 kịch bản liên quan đến các vụ việc nảy sinh trong vùng xám, 4 kịch bản liên quan đến việc giữ gìn hòa bình quốc tế và 8 kịch bản liên quan đến việc xem xét Nhật Bản có thể phải sử dụng vũ lực.

Cuộc họp ngày 27/5 của Liên minh cầm quyền của Đảng Dân chủ Tự do và Đảng New Komeito Nhật Bản đã thảo luận về những kịch bản ứng phó vùng xám vốn được chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe chuẩn bị trước đó nhằm tìm ra giải pháp lấp đầy khoảng trống để ngăn chặn lực lượng xâm lược tiềm năng có thể đe dọa lợi ích của Nhật Bản. 

Trọng tâm cuộc thảo luận này xoay quanh việc đưa Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia một cách chi tiết cùng nhiệm vụ của Lực lượng Bảo vệ bờ biển. 

Đại biểu Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản phát biểu tại cuộc họp hôm 27.5. Ảnh: Japantimes.
 Đại biểu Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản phát biểu tại cuộc họp hôm 27.5. Ảnh: Japantimes.

Đồng thời cũng xem xét những quy định để có thể nới lỏng việc sử dụng vũ khí của SDF mà không làm tăng căng thẳng chính trị, đặc biệt khi Nhật Bản và Trung Quốc đang có những tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Hai tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ Bờ biển Nhật Bản áp sát một chiếc thuyền được cho là xâm nhập vào vùng biển của Nhật Bản ngoài khơi đảo Uotsuri, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Businessweek.com

Khi số lượng tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tiếp giáp và xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản được cho là có dấu hiệu gia tăng từ sau khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko dẫn đầu nhóm nghiên cứu ra quần đảo Senkaku và tuyên bố quần đảo thuộc sở hữu nhà nước trong tháng 9/2012. 

Tuy chưa có cuộc đụng độ nghiêm trọng nào xảy ra, nhưng theo Japantimes cho biết, bất kỳ một sơ xẩy quản lý yếu kém nào của Nhật Bản cũng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự.

Đến nay, các nhóm chuyên gia ở Nhật Bản đã đưa ra nhiều kịch bản trong tình huống vùng xám. Đáng chú ý là kịch bản được nhóm chuyên gia của ông Abe trình bày vào hồi đầu tháng Năm. 

Theo giả định của kịch bản này, đối phương bất ngờ thả dù lính biệt kích lên những quần đảo xa xôi của Nhật Bản nhưng lại cải trang giống như những ngư dân. Lúc đó, Lực lượng Bảo vệ biển của Nhật Bản có trách nhiệm chính là tuần tra vùng biển Nhật Bản. 

Nhưng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể ra lệnh cho SDF nắm quyền lập chính sách cho mình với sự chấp thuận của Thủ tướng trong trường hợp sự cố biến thành một cuộc xung đột cường độ thấp vượt quá khả năng của Lực lượng Bảo vệ biển. Nhưng SDF không được sử vũ khí gây chết người trừ trường hợp phòng vệ và sơ tán.

Một kịch bản khác được được đưa ra đề nghị SDF nên được tự do sử dụng vũ lực để đẩy lùi các tàu ngầm nước ngoài phát hiện xâm nhập lãnh hải của Nhật Bản nếu sau khi đã có tín hiệu cảnh báo mà vẫn không rời khỏi. 

Kịch bản này được đưa ra trên cơ sở xem xét một sự cố diễn ra vào năm 2004, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã lên tiếng có ý chỉ trích đối với Lực lượng Phòng vệ biển sau khi có thông tin một máy bay chống ngầm P-3C phát hiện một tàu ngầm Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Sakishima, trong đó bao gồm cả đảo Miyako và đảo Yaeyama ở tỉnh Okinawa.

Tuy nhiên, cuộc họp của các bên kết thúc mà vẫn chưa đưa ra được quan điểm thống nhất. Các ý kiến về các phương án kịch bản ứng phó của Nhật Bản ở trên dự kiến đạt được thỏa thuận cuối cùng trong ngày 22/6 tới.

Được biết, động thái này của Nhật Bản diễn ra trong tình hình những căng thẳng trong khu vực châu Á đang gia tăng, đặt ra những rủi ro lớn về an ninh ngay cả trong trường hợp các cuộc xung đột ở cường độ thấp mà Nhật Bản gọi là tình huống “vùng xám”, chứ không cứ gì là các cuộc tấn công quân sự toàn diện. 

Các nhà phê bình cho rằng, hiện nay Nhật Bản phụ thuộc vào bộ phận Lực lượng bảo vệ Bờ biển hay các Lực lượng phòng vệ (SDF) sẽ không đủ đáp ứng nhanh và hiệu quả trước các mối đe dọa như vậy.

Trong khi đó các tình huống “vùng xám” ở Nhật Bản lại là một tình huống rất khó xử lí bởi vì theo quy định pháp lý chỉ khi những cuộc tấn công tiềm năng trong tình huống “vùng xám” trở thành một cuộc tấn công có chủ ý xâm lược chủ quyền quốc gia thì SDF mới được khởi động phản ứng vũ trang.

“Nhưng một mình Lực lượng Bảo vệ bờ biển không thể ứng phó với tình hình. Chúng ta cần một luật toàn diện cho phép Lực lượng Bảo vệ bờ biển và SDF triển khai các hoạt động liên tục về thời gian, tổ chức và không gian” - Ông Koichi Fursho, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản nói trên Japantimes.

Theo Daviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.