Vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông gió giật cấp 8

GD&TĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn vừa thông báo, trong 12 giờ tới, vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cấp độ rủi ro thiên tai, cấp 3.

 Biển Đông gió giật cấp 8
Biển Đông gió giật cấp 8

Hồi 7 giờ ngày 8/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) 150km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được 10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày08/8, vị trí tâm vùng áp thấp ở khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Lu-dông. Sức gió mạnh nhất vùng trung tâm áp thấp dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Trong 12 giờ tới, vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên trong ngày hôm nay (08/8), vùng biển phía Đông của Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Ngoài ra, do kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam có cường độ mạnh nên trong ngày và đêm nay (08/8), trên các vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang, Vịnh Thái Lan, khu vực Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có mưa rào và dông.

Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Sóng biển cao 2-4m. Biển động mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.