Vùng cao Bắc Hà chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho HS

Vùng cao Bắc Hà chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho HS

(GD&TĐ) - Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã xảy ra dịch bệnh tay chân miệng. Trước diễn biến khá phức tạp của bệnh tay chân miệng, Bản Liền- xã trung tâm cụm khu vực tây nam của huyện, nhất là trường tiểu học, mầm non bằng nhiều cách đã chủ động cùng ngành Y tế phòng, chống dịch

Cán bộ y tế huyện hướng dẫn các em học sinh bán trú trường tiểu học Bản Liền kỹ năng vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Cán bộ y tế huyện hướng dẫn các em học sinh bán trú trường tiểu học Bản Liền kỹ năng vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Theo chân đoàn kiểm tra liên nghành phòng chống dịch bệnh tay- chân- miệng huyện Bắc Hà, chúng tôi đến  trường mầm non xã Bản Liền.
Tại đây, khu vực nhà trường đều được phun thuốc Cloaramin B thanh trùng. Bàn ghế, dụng cụ học tập, đồ chơi học sinh... được giáo viên, nhân viên nhà trường rửa bằng xà bông hoặc hóa chất diệt khuẩn rồi đem phơi nắng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh tay - chân - miệng. Song song đó, Nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tay- chân- miệng trong giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Hướng dẫn thành viên Ban chỉ đạo xã cách nhận biết dấu hiệu mắc bệnh
Hướng dẫn thành viên Ban chỉ đạo xã cách nhận biết dấu hiệu mắc bệnh
Cô giáo Vùi Thị Hoan, Hiệu trưởng trường Mầm non xã cho biết Ngay sau khi tiếp thu công văn chỉ đạo của phòng giáo dục và kế hoạch phân công nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh chân tay miệng xã Bản Liền. Nhà trường đã phối hợp với phòng khám đa khoa khu vực xã Bản Liền, cán bộ y tế xã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh tay - chân - miệng cho phụ huynh, hướng dẫn kỹ năng vệ sinh cho các cháu, hướng dẫn cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh tay – chân- miệng, tổ chức tiệt trùng, khử khuẩn nước sinh hoạt và xử lý, tẩy uế các khu vực ô nhiễm bằng hóa chất Cloramin B hoặc các hóa chất sát khuẩn khác theo đúng quy định của y tế; tổ chức phun hoá chất diệt muỗi, côn trùng.
Tiến hành vệ sinh sạch sẽ cảnh quan điểm trường chính và 7 lớp ở 7 điểm phân hiệu mầm non ở 7 thôn; Vệ sinh sạch sẽ môi trường, xử lý tốt rác và các vũng nước ứ đọng, thu gom dụng cụ chứa nước phế thải, chú ý kiểm tra các công trình cấp nước, nhà tiêu, nhà tiểu.
 Vệ sinh dụng cụ học tập, đồ chơi thường dùng của trẻ, sàn nhà, tay nắm cửa, nhà vệ sinh hằng ngày bằng nước sạch và xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Đồ chơi, vật dụng được khử khuẩn định kỳ bằng cloramin B 2%. đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các dụng cụ ăn uống phục vụ bữa ăn trưa tại trường cho các cháu  được ngâm, tráng nước sôi trước khi sử dụng, lựa chọn mua thực phẩm đảm bảo vệ sinh, vệ sinh sạch sẽ bếp ăn.
 Mỗi buổi sáng đầu giờ khi phụ huynh đưa các cháu tới trường, các giáo viên   kiểm tra tay các cháu và rửa tay theo hướng dẫn chau các cháu. Hướng dẫn các bé  vệ sinh răng miệng, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi chung đồ chơi, trước và sau khi nấu ăn;. Đảm bảo nguồn nước sạch trong các trường học…
Đoàn kiểm tra liên ngành huyện kiểm tra kỹ năng vệ sinh của các cháu mẫu giáo 5 tuổi trường mầm non xã Bản Liền
Đoàn kiểm tra liên ngành huyện kiểm tra kỹ năng vệ sinh của các cháu mẫu giáo 5 tuổi trường mầm non xã Bản Liền
Trường mầm non xã Bản Liền có có 12 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường học, có 154 học sinh, nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất., 9 lớp, gồm điểm trường chính có 2 lớp với 36 em và 7 điểm lớp ở 07 phân hiệu mầm non ở 06 thôn, bản. Nhờ chủ động các phương án phòng chống dịch bệnh tay - chân - miệng đến thời điểm này chưa có em học sinh nào bị mắc bệnh tay- chân- miệng, sức khỏe các em được bảo đảm, hoạt động giáo dục nhà trường được duy trì đều đặn.
Tại trường tiểu học xã Bản Liền, thầy giáo Nguyễn Đức Tiến, phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết tình hình công tác phòng chống dịch bệnh tay- chân- miệng.
Phối hợp với phòng khám đa khoa khu vực Bản liền tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao kiến thức cho cán bộ, giáo viên về phòng chống dịch  bệnh Tay chân miệng và các biện pháp phòng, chống,, từ cách giám sát học sinh đến việc vệ sinh lớp học, trường học. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới giáo viên và học sinh nhà trường thông qua buổi chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần và sinh hoạt lớp. Vệ sinh sạch sẽ, lau chùi lớp học, hành lang, đồ dùng dạy học …hằng ngày. Đặc biệt là tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú.Trường có sổ theo dõi sĩ số các lớp học để kịp thời phát hiện các cháu bị bệnh.  khu vệ sinh đều có nước sạch  và xà phòng để các cháu rửa tay thường xuyên.
Nhà trường yêu cầu các giáo viên: Phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ, nhất là 50 em học sinh học bán trún, nếu em nào có biểu hiện, dấu hiệu phải lập tức cách li và báo ngay cho cơ sở y tế trường hoặc gia đình để đưa đi khám, điều trị kịp thời. 
Trường tiểu học xã Bản Liền có tổng số 23 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường học, có 252 học sinh, 19 lớp, trong đó có 50 học sinh học bán trú dân nuôi. Với số lượng học sinh khá đông, đặc biệt là có học sinh học bán trú dân nuôi ở tại trường,  Nhà trường hết sức quan tâm phòng chống dịch bệnh chân- tay- miệng cho các em học sinh bán trú, thầy giáo Nguyễn Đức Tiến, phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: “Nhà Trường tổ chức nấu ăn ngày 3 bữa cho 50 em học sinh bán trú, thường xuyên nhắc nhở các em ăn uống hợp vệ sinh, không nên ăn thức ăn không rõ nguồn gốc, hướng dẫn các em vệ sinh bàn tay trước khi ăn, rửa tay theo hướng dẫn tại bể nước sạch cạnh bếp ăn nhà trường. Đối với bộ phận nhà bếp, căn - tin chú ý vấn đề vệ sinh thực phẩm, mua thực phẩm rõ nguồn góc, kiểm tra kỹ trước khi nấu, rửa bát đũa sạch sẽ cho các em học sinh, lau chùi, cọ rửa bàn ghế bếp ăn sạch sẽ. Thường xuyên hướng dẫn các em vệ sinh sạch sẽ nơi ăn, chốn ở”.
Nhờ  chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án phòng chống dịch bệnh tay - chân - miệng đến thời điểm này chưa có em học sinh nào bị mắc bệnh tay- chân- miệng.
Ngày 20/3/2012, qua thực tế kiểm tra 02 trường tiểu học và trường mầm non và kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn xã Bản Liền. Ngày 21/3, đoàn kiểm tra liên nghành phòng chống dịch bệnh tay- chân- miệng huyện Bắc Hà đã có kết luận, bà Nguyễn Thị Vĩnh, phó phòng y tế huyện trưởng đoàn đánh giá; 02 trường mầm non và tiểu học xã và Ban chỉ đạo  phòng chống dịch bệnh chân- tay- miệng thực hiện khá tốt công tác phòng chống, tại địa phương chưa có dịch bệnh xảy ra. Trong thời gian tới xã cần quan tâm giúp trường mầm non làm hệ thống dây phơi phóng, vệ sinh môi trường quanh khu vực nhà trường. Trường tiểu học cần tăng cường vệ sinh bếp ăn cho học sinh bán trú. Tổ chức tập huấn cho thành viên Ban chỉ đạo. Tăng cường xuống 9/9 thôn, bản tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân.
Bằng nhiều cách chủ động phòng chống bệnh tay - chân - miệng hiện nay ở trường tiểu học và mầm non xã Bản Liền đã giúp phụ huynh yên tâm đưa con em đến trường và nhất là phòng ngừa từ xa đối với dịch bệnh nguy hiểm này.
Chia tay Bản Liền, tin tưởng rằng với sự quan tâm của huyện, nhất là việc tăng cường hỗ trợ nhu yếu phẩm, vật tư y tế, thuốc Cloaramin B thanh trùng, tăng cường kiểm tra giám sát, hướng dẫn cơ sở phương pháp phòng chống và sự chủ động của Chính quyền xã Bản Liền phối hợp với ngành Y tế phòng, chống dịch tay - chân - miệng. Trên địa bàn xã Bản liền sẽ không xảy ra dịch bệnh tay- chân- miệng, sức khỏe của nhân dân, nhất là các em học sinh được bảo đảm

Trước nguy cơ bệnh tấn công học đường, sáng nay, tại buổi họp khẩn triển khai “Công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng tại trường học”, bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, chỉ trong 3 tháng đầu năm, thành phố đã có 1.836 ca mắc bệnh phải nhập viện điều trị và hầu hết các bé đều trong độ tuổi mầm non.

Tuy tỷ lệ trẻ mắc bệnh ở trường học không quá cao so với số trẻ mắc bệnh trong cộng đồng, tuy nhiên theo bác sĩ Bỉnh, nếu không kịp thời phát hiện và khống chế, môi trường này dễ trở thành ổ bệnh. Ông Bỉnh, yêu cầu ngành giáo dục phải chung tay với ngành y tế vào cuộc.

Một văn bản vừa được Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM soạn thảo hướng dẫn cụ thể, được gửi đến các trường. Trong đó, ngoài việc thường xuyên khử khuẩn môi trường, vệ sinh trang thiết bị, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, giáo viên và bảo mẫu cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe học sinh mình đứng lớp.

Việc đầu tiên cần làm là giáo viên phải tuyên truyền phụ huynh kiểm tra sức khỏe của con trước khi bé đến trường. Những trường hợp sốt hoặc có biểu hiện nghi mắc bệnh thì để cháu ở nhà.

Tại trường học, người đứng lớp phải có trách nhiệm giám sát các bé. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi mắc bệnh như mệt mỏi, sốt, lừ đừ, ăn kém thì thông báo phụ huynh để đưa trẻ về nhà, đồng thời báo y tế dự phòng địa phương. Việc khử khuẩn tại lớp cũng phải được tiến hành đồng thời theo dõi sát tình trạng sức khỏe của những bé khác../.
Xuân Cường-Nguyễn Sơn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.