Theo chồng của cô Trương (30 tuổi ở Tô Châu, Trung Quốc) thuật lại, số tôm càng mà cô đã ăn dẫn đến ngộ độc thực phẩm nặng là do hôm trước gia đình không ăn hết nên đã dự trữ trong tủ lạnh.
Ngày hôm sau, mặc dù đã cẩn thận hâm nóng tôm càng lại rồi mới ăn nhưng cô Trương vẫn bất ngờ bị ngộ độc. May mắn thay, do được đưa vào bệnh viện kịp thời, cô Trương đã thoát khỏi nguy hiểm và sức khỏe đang dần hồi phục.
Sự việc này là một lời cảnh báo cho tất cả mọi người. Những thức ăn để qua đêm đều không tốt, đặc biệt là tôm, bởi nó có hàm lượng protein cao, vi khuẩn sẽ phát triển càng nhanh.
Ngoài các vi khuẩn sinh sản ở trong tôm còn có nguy cơ ở cua, cá, và các thực phẩm thủy sản khác. Sau khi cất trữ thực phẩm quá lâu, protein sẽ bị biến chất sẽ gây bất lợi cho gan và thận. Vì vậy, hải sản tươi tốt nhất là nấu bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, đặc biệt trong thời tiết nóng nực của mùa hè, thức ăn để qua đêm phải hết sức cẩn thận.
Đầu tôm bao gồm cả cơ quan bài tiết và các chất bài tiết. Và nếu môi trường sinh trưởng của tôm không tốt, đầu tôm sẽ bị nhiễm các vi khuẩn có trong môi trường nước rất nguy hiểm cho sức khỏe...
Còn một điểm đặc biệt trong câu chuyện ngộ độc của cô Trương chính là cô rất thích ăn đầu tôm càng. Bác sĩ cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất tỉnh của cô Trương.
Vậy, ăn đầu tôm càng để qua đêm nguy hiểm như thế nào?
Toàn thân của con tôm càng, ngoài phần ruột thì hầu như không có cơ quan nào khác và tất cả đều tập trung ở phần đầu. Đầu tôm bao gồm cả cơ quan bài tiết và các chất bài tiết. Và nếu môi trường sinh trưởng của tôm không tốt, đầu tôm sẽ bị nhiễm các vi khuẩn có trong môi trường nước.
Chính vì vậy nên các chuyên gia cho rằng, đầu tôm là nơi mà hầu hết các độc tố được hấp thụ và tích lũy, nó cũng là một nơi rất dễ tích lũy mầm bệnh và ký sinh trùng.
Ngoài ra, đầu tôm còn là nơi có nguy cơ nhiễm độc các kim loại nặng như asen, cadmium và crôm...
Ngoài ra, đầu tôm còn là nơi có nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, trong đầu của con tôm thường có những kim loại nặng như asen, cadmium, và crôm.
Tuy nhiên, ăn tôm càng có dẫn đến bị nhiễm kim loại nặng hay không còn phụ thuộc vào lượng ăn vào mỗi tuần của mỗi người. Ví dụ, mỗi tuần hoặc mỗi tháng ăn một lần thì không có vấn đề gì, nhưng nếu vượt quá số lượng trên thì có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Với ruột tôm, các chuyên gia cho rằng khả năng gây nguy hiểm là rất thấp, hơn nữa sau khi nấu, vi khuẩn và kí sinh trùng đều bị chết do nhiệt độ cao. Nhưng ruột tôm không sạch cũng sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị, không nên ăn vẫn là tốt nhất.
Theo các chuyên gia, những người như sau nên hạn chế ăn tôm càng, bạn nên lưu ý nhé!
- Những người mắc bệnh gút: Tôm càng chứa nhiều purine nên sẽ thúc đẩy bệnh gút nặng hơn. Nếu kết hợp ăn tôm với uống bia càng gây nguy hiểm hơn bởi hai thực phẩm này khi kết hợp cùng nhau sẽ làm tăng gánh nặng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến tăng acid uric trong máu nhanh hơn.
- Những người bị dị ứng: Nếu có triệu chứng dị ứng hải sản bạn cũng không nên ăn tôm càng. Kết cấu protein của tôm đặc biệt rất dễ dẫn đến dị ứng, nghiêm trọng hơn có thể gây sốc, choáng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những bệnh nhân viêm phế quản và hen suyễn cũng không thích hợp để ăn tôm vì đây là những loại bệnh hết sức nhạy cảm, khi cơ thể bị kích thích dẫn đến dị ứng sẽ gây co thắt phế quản...
- Những người mắc bệnh hô hấp: Đối với những bệnh nhân viêm phế quản và hen suyễn cũng không thích hợp để ăn tôm càng. Vì đây là những loại bệnh hết sức nhạy cảm, khi cơ thể bị kích thích dẫn đến dị ứng sẽ gây co thắt phế quản, sưng màng nhầy và tăng chất bài tiết, từ đó dẫn đến khoang phế quản hẹp lại, gây đường thở kém và khó thở, do đó gây ra viêm phế quản và hen suyễn càng nặng hơn.
Nhiều người không thể cưỡng lại sự cám dỗ của món tôm càng luộc, nướng... nhưng hãy chú ý đến việc ăn tôm càng vì nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe đấy nhé!