Vụ “xẻ thịt” đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn, Hà Nội: Thanh tra kết luận 7 xã buông lỏng quản lý

GD&TĐ - Thanh tra TP Hà Nội vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra số 1113/TBKL-TTLN-P3 ngày 15/3/2019 về việc thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, tại xã Minh Trí và xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn), đồng thời kiến nghị xử lý trách nhiệm với tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm.  
Tính riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn đến nay đã có 797 công trình vi phạm
Tính riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn đến nay đã có 797 công trình vi phạm

Theo kết luận, 7 xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn là: Tiên Dược, Quang Tiến, Hiền Ninh, Phù Linh, Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong diện tích đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ môi trường, như: Mua bán chuyển nhượng, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng trái phép trên đất thuộc quy hoạch rừng...

Đối với việc cấp sổ đỏ, UBND 3 xã gồm: Phù Linh, Nam Sơn, Hồng Kỳ và các đơn vị liên quan cấp cho 13 trường hợp sử dụng đất trong quy hoạch rừng phòng hộ sau năm 2008 là vi phạm quy định. Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Sóc Sơn làm thủ tục chuyển nhượng đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ sau năm 2008 là vi phạm Điều 12, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Cũng tại kết luận, có 12 trường hợp tại 4 xã gồm: Hiền Ninh, Phù Linh, Quang Tiến, Tiên Dược mua bán, chuyển nhượng đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ là vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Vì vậy, UBND các xã trên vẫn xác nhận, chứng thực vào hợp đồng mua bán của các hộ là vi phạm quy định. Cùng với đó, vi phạm trật tự xây dựng tại 7 xã, có 219 trường hợp tự ý chuyển nhượng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình, nhà ở sau năm 2008. Các đơn vị liên quan như: Đội Quản lý trật tự xây dựng huyện Sóc Sơn, Phòng TN&MT huyện, UBND huyện Sóc Sơn thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý về đất đai và trật tự xây dựng theo quy định.

Kết luận thanh tra cũng nêu rõ, do buông lỏng quản lý dẫn đến các công trình xây dựng mới trên đất rừng vẫn tiếp tục tăng, nhiều công trình xây dựng với quy mô lớn trong quy hoạch rừng phòng hộ. Đến năm 2017, UBND huyện Sóc Sơn mới kiểm tra rà soát và xác định có 555 công trình vi phạm, nhưng không kiên quyết xử lý, đến nay vẫn còn 485/555 công trình chưa xử lý. Việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều, bởi chỉ riêng 2 xã Minh Phú và Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong khu vực quy hoạch rừng đến thời điểm hiện nay đã có 797 công trình vi phạm.

Liên quan đến các sai phạm trên thuộc trách nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách quản lý đất đai, TTXD và cán bộ địa chính xã; Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội. Bên cạnh đó còn có trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng (giai đoạn từ 2008 đến nay). Đồng thời, có trách nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng, trong việc thiếu đôn đốc, kiểm tra về trật tự xây dựng (giai đoạn 2014 - 2016) và trách nhiệm Sở TN&MT trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai (từ 2008 đến nay).

Giá vàng cuối tuần quay đầu giảm nhẹ

Giá vàng cuối tuần quay đầu giảm nhẹ

GD&TĐ - Giá vàng trong nước ngày cuối tuần (4/6) lại quay đầu giảm nhẹ so với phiên trước, giá vàng JSC hiện ở mức 67,05 triệu đồng/lượng (bán ra).
Ảnh minh họa/INT

Tăng hay giảm?

GD&TĐ - Bộ GTVT đã có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu có giải pháp khẩn trương thực hiện việc xây dựng giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.