Vụ sai phạm về chấm thi ở Hà Giang: Người đưa chìa khóa cho ông Vũ Trọng Lương sẽ bị xử lý ra sao?

GD&TĐ - Liên quan đến sai phạm về chấm thi THPT quốc gia ở Hà Giang đang gây bức xúc trong dư luận, mới đây Ban cán sự Đảng UBND tỉnh (Tỉnh ủy Hà Giang) thông tin đã xác định ông Nguyễn Thanh Hoài, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT- Phó Trưởng Ban chấm thi, Trưởng Ban Thư kí Hội đồng thi - là người đã đưa chìa khóa nơi lưu giữ bài thi, hồ sơ thi trắc nghiệm đã chấm cho ông Vũ Trọng Lương, trái với quy chế. 

 Luật sư Nguyễn Hồng Thái
Luật sư Nguyễn Hồng Thái

Ông Vũ Trọng Lương, Phó phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang, được xác định là người trực tiếp sửa kết quả thi: 114 thí sinh với 330 bài thi có tổng điểm chênh lệch so với ban đầu.

Vậy người đưa chìa khóa cho ông Vũ Trọng Lương sẽ đối diện với mức hình phạt nào?

Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp cho biết một số quan điểm xung quanh vấn đề này. Theo luật sư Thái, để xác định hình phạt cụ thể với ông Nguyễn Thanh Hoài trong trường hợp này vẫn cần sự vào cuộc và kết luận của cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, trước mắt có thể xác định hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: ông Nguyễn Thanh Hoài chỉ vô tình, vì tin tưởng nên đã trao chìa khóa cho ông Vũ Trọng Lương dẫn đến hậu quả đáng tiếc vừa qua và không hề biết đến mục đích thay đổi kết quả thi khi nhận lấy chìa khóa nơi lưu giữ bài thi của ông Vũ Trọng Lương. Trường hợp này sẽ không đủ căn cứ để truy cứu trách hiệm hình sự của ông Nguyễn Thanh Hoài. Tuy nhiên, vì vi phạm quy chế nên ông Nguyễn Thanh Hoài vẫn có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của cơ quan, nơi ông đang công tác.

Trường hợp thứ hai: ông Nguyễn Thanh Hoài biết rõ mục đích và hành vi ông Vũ Trọng Lương sẽ thực hiện nhưng vẫn đưa chìa khóa nơi lưu giữ bài thi cho ông Lương, trong trường hợp này, ông Hoài có thể bị truy cứu TNHS tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.”

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.