Vụ nữ sinh ở Hưng Yên: Gia đình vẫn lo ngại về những biến đổi tâm lý bất thường

Ngôi trường xảy ra vụ việc tại Hưng Yên
Ngôi trường xảy ra vụ việc tại Hưng Yên

Tinh thần nữ sinh đã khá hơn

Trao đổi với PV Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Văn Doanh, chú ruột của học sinh bị bạo hành ở Hưng Yên cho biết: Sau khi xảy ra vụ việc, cháu tôi có những triệu chứng hoảng loạn về tâm lý, nên gia đình tôi đã đưa cháu vào điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hưng Yên, đến nay đã hơn một tuần. Tại đây, cháu tôi được các bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc giúp ổn định về sức khỏe tâm thần.

Sự việc này xảy ra khiến gia đình chúng tôi rất xót xa. Đây là cú sốc lớn của bản thân cháu. So với hôm đầu nhập viện giờ cháu có những biểu hiện tâm lý khá hơn. Tuy nhiên, cháu vẫn có nhiều lúc bất ổn, giật mình hoảng hốt, co rúm người lại khóc rấm dứt. Chắc khi đó cháu lại nghĩ tới sự việc mình bị bạo hành.

Rõ ràng những sang chấn tâm lý với cháu tôi là không tránh khỏi, và cháu vẫn chưa hết sợ hãi. Mỗi khi có nhiều người đến thăm nó lại lo sợ, vì thế gia đình chúng tôi cũng đề nghị hạn chế người vào để tránh căng thẳng.

“Giờ thì gia đình tôi chỉ mong cháu quên được chuyện cũ để bình tâm trở lại cuộc sống bình thường. Theo dõi cháu, gia đình thấy sức khỏe và tâm lý của cháu có tiến triển, nhưng cũng không biết rõ liệu cháu đã ổn định và thực sự bình tâm chưa? Chúng tôi rất lo lắng, bởi bất cứ một hành động hay lời nói nào làm cháu nhớ lại sự việc mình bị bạo hành cũng sẽ khiến cháu có những suy nghĩ và tác động tiêu cực”, chú của nữ sinh này chia sẻ.

Tuy nhiên, khi trò chuyện, ông Doanh cũng buồn vì đến thời điểm này cũng mới chỉ có một gia đình phụ huynh trong nhóm học sinh tham gia trong vụ việc này tới hỏi han chia sẻ. Quan điểm của gia đình bị hại là mong cơ quan có thẩm quyền có những hình thức phù hợp để cảnh tỉnh những cháu đã có hành vi không đúng với bạn, để các cháu có một bài học cho bản thân, hiểu ra lỗi lầm của mình và không tái phạm nữa.

Liệu pháp tâm lý là quan trọng

Trao đổi về vụ việc này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Bình, Dự án Thắp lửa đam mê (Hà Nội) bày tỏ quan điểm: Trường hợp nữ sinh bị bạo hành quá nặng nề như thế nên việc em rơi vào trạng thái, cô độc hoảng loạn là không tránh khỏi. Để giúp HS này sớm hòa nhập cuộc sống, dần quên chuyện mình bị bạo hành thì phải có sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý.

Các bác sĩ và chuyên gia tâm lý sẽ có những biện pháp trị liệu phù hợp dần lấy lại tinh thần cho em học sinh đó. Đồng thời, gia đình người thân phải thường xuyên ở bên em yêu thương, chia sẻ, động viên để em cảm thấy luôn có chỗ dựa. Cũng sau sự việc này gia đình cần giúp con kết nối những mối quan hệ bạn bè mới. Điều này sẽ tạo cho em sự vui vẻ, em sẽ được sẻ chia và xóa bỏ cảm giác đơn độc. Có như vậy em mới dần quên được chuyện đáng buồn.

Cũng theo chuyên gia tâm lý, sau khi tinh thần học sinh này ổn định, gia đình cũng nên chuyển trường cho con để giúp con thay đổi môi trường học tập. Trường học mới, thầy cô, bạn bè mới sẽ giúp em sớm quên đi những mặc cảm vê chuyện buồn của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.