Nói về việc đánh đập tên trộm rồi chụp ảnh tung lên mạng, một số người dân nơi đây cho rằng, đó là hành động chính đáng nhằm cảnh tỉnh những kẻ có sức khỏe song lười lao động, đi trộm cắp.
Tuy nhiên, không ít người đã bày tỏ thái độ bức xúc: "Đánh đập người ta đến ngất, lột quần áo rồi chụp ảnh tung lên mạng như thế thì đúng là vi phạm pháp luật".
Hình ảnh tên trộm bị lột đồ được tung lên mạng khiến dư luận vô cùng bức xúc. |
Do thanh niên trên có hành vi vi phạm pháp luật nên người dân có quyền bắt giữ và áp giải đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nếu đối tượng có hành vi chống đối, người dân có thể trói chân tay, nhưng không được đánh đập, hành hung. Nếu người nào quá khích mà xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng người phạm tội thì tùy theo mức độ hậu quả có thể bị xử lý tương ứng về tội cố ý gây thương tích hoặc giết người.
Trở lại vụ việc nêu trên, quan điểm của tôi cho rằng, hành động lột trần tên trộm rồi chụp ảnh tung lên mạng đã đủ điều kiện cấu thành tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự.
Trong bài viết này, tôi cũng muốn phân tích thêm một tình huống pháp lý khác cũng rất dễ gặp phải nếu người dân bị quá khích, không làm chủ được hành vi.
""Theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng Hình sự, đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện Kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất.
Tiếp theo đó, các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.